Tuy nhiên, Ling không có thật. Cô là sản phẩm công nghệ được tạo ra vào tháng 5/2020 bởi công ty công ty trí tuệ nhân tạo Xmov ở Thượng Hải và công ty truyền thông văn hóa Bắc Kinh Cishi.
Việc là một người ảo không hạn chế mức độ ảnh hưởng của Ling với hơn 130.000 người theo dõi trên mạng xã hội Weibo. Cô cũng đã đạt được hợp đồng quảng cáo với Tesla và một trong những hãng trà sữa lớn nhất Trung Quốc Nayuki. Không giống như những người nổi tiếng, điểm hấp dẫn của cô gái ảo này là không có bê bối, mang đến sự an tâm tuyệt đối cho các thương hiệu mà cô hợp tác.
“Thần tượng ảo” đang nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp tỷ đô ở Trung Quốc
Theo báo cáo của Bloomberg hồi cuối tháng 10, Lil Miquela, một influencer (người có ảnh hưởng) ảo với 3 triệu người theo dõi trên Instagram, kiếm được khoảng 8.500 USD cho một bài đăng quảng cáo. Miquela được tạo ra bởi công ty tiếp thị Brud có trụ sở tại Los Angeles, ước tính đã mang về cho công ty này 11 triệu USD năm 2020.
Nhưng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc đang đưa những thần tượng ảo của mình theo một hướng khác, tạo ra những influencer có thể tùy chỉnh theo nhu cầu thương hiệu.
Thần tượng ảo đầu tiên của Trung Quốc là Lạc Thiên Y. Ra mắt vào năm 2012, Lạc Thiên Y hiện có hơn 5 triệu người hâm mộ trên Weibo. Cô thâm chí đã đứng biểu diễn chung với các nghệ sĩ trên sân khấu. Mặc dù chưa rõ có bao nhiêu thần tượng ảo Trung Quốc, nhưng Insider ước tính con số có thể lên đến hàng trăm.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thần tượng ảo, ngành công nghiệp này đã tiếp cận khoảng 390 triệu người ở Trung Quốc, Ngành công nghiệp hoạt hình và hàng hóa ăn theo có trị giá khoảng 35 tỷ USD.
Công ty nghiên cứu tiếp thị Trung Quốc iiMedia Research ước tính ngành công nghiệp thần tượng ảo thu về 540 triệu USD vào năm 2020 chỉ từ phía các thương hiệu. Các công ty nghiên cứu dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành công nghiệp này là 70%. Điều này có nghĩa là việc kinh doanh của các thần tượng ảo Trung Quốc có thể có trị giá lên tới 960 triệu USD trong năm 2021.