Lò mổ ‘địa ngục’ tại Đức: Giám đốc tỷ phú còn nhân viên sống trong lều giữa rừng, bị máy cắt lìa ngón tay nhưng 3 ngày sau mới được gặp bác sĩ

Lò mổ ‘địa ngục’ tại Đức: Giám đốc tỷ phú còn nhân viên sống trong lều giữa rừng, bị máy cắt lìa ngón tay nhưng 3 ngày sau mới được gặp bác sĩ

Con đường trở thành ‘gã khổng lồ’ của Tonnies

50 năm trước, gia đình Tonnies sở hữu một lò mổ kiêm cửa hàng bán thịt nhỏ ở vùng quê nước Đức. Khi cuộc cách mạng công nghiệp ập tới, các lò mổ trong khu vực lần lượt trở nên thua lỗ. Hai anh em Bernd và Clemens Tonnies đã mạnh dạn thâu tóm, hiện đại hóa và mở rộng các lò mổ, đồng thời củng cố mối quan hệ với các chuỗi cửa hàng tạp hóa bằng mức giá thấp hơn thị trường.

Cho đến ngày nay, chỉ riêng lò mổ Rheda-Wiedenbruck của Tonnies đã xử lý hơn 20.000 con lợn mỗi ngày, giúp Tonnies trở thành một trong bốn thương hiệu kiểm soát 55% sản lượng thịt lợn của Đức. Doanh thu năm 2018 của Tonnies vượt mốc 6,7 tỷ Euro, biến Clemens Tönnies thành tỷ phú với tài sản lên tới 2,3 tỷ Euro.

Clemens còn tự hào có tên trong danh sách những người giàu nhất châu Âu của Forbes và có mối quan hệ với những nhân vật quyền lực như tổng thống Nga Vladimir Putin.

Câu chuyện lập nghiệp trên thoạt nghe rất điển hình và đáng học hỏi, tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế cho rằng thành công của Tonnies bắt nguồn từ thỏa thuận giữa EU và các nước Đông Âu từ những năm 1990, cho phép các công ty trong EU thuê “công nhân từ xa” từ bên ngoài EU, nhưng chỉ trả cho họ mức lương như khi làm việc tại quê nhà.

Các “công nhân” này chỉ nhận được từ 3 đến 5 Euro một giờ, chưa tới một phần ba số tiền mà công nhân quốc tịch Đức thường kiếm được. Đó là chưa kể đến việc ép buộc “công nhân từ xa” làm ca từ 16 đến 20 giờ và chỉ cho họ sống trong khu lều dựng tạm trong rừng.

Lợi thế cạnh tranh ‘hắc ám’