Từ Beyond Meat, Los Angeles đến Impossible Foods ở Silicon Valley, California, đây thường được gọi là vùng đất của thịt nhân tạo. Tuy nhiên, cách đó nửa vòng trái đất, có một quốc gia mà ở đó công nghệ thực phẩm nhân tạo đang được đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nơi đó chính là Israel.
Ông Nir Goldstein, Giám đốc điều hành của Viện Good Food Israel cho biết: Đối với một quốc gia nhỏ như Israel, nhưng lại có đến hơn 50 công ty khởi nghiệp về lĩnh vực thịt nhân tạo. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì hệ sinh thái khởi nghiệp của Israel được biết đến là một trong những hệ sinh thái tốt nhất hành tinh. Bên cạnh đó chính phủ cũng luôn hỗ trợ và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển công nghệ thịt nhân tạo. Chính vì thế ngành công nghiệp này mới trở nên rầm rộ như vậy.
Goldstein cũng cho biết thêm: “Hiện nay vì thị trường quá nóng nên chúng tôi không thể nắm bắt và hỗ trợ vốn kịp thời cho tất cả các doanh nghiệp trên cả nước”. Nhưng chính phủ cũng đã tài trợ hai vườn ươm công nghệ, The Kitchen và Fresh Start, để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp đang tạo ra các chất tương tự thịt có nguồn gốc từ thực vật như Goldstein hay còn gọi là “Thịt 2.0”. Ví dụ, Rilbite đang phát triển một loại thịt nhân tạo thay thế thịt băm làm từ tám loại ngũ cốc và rau củ, bao gồm cả gạo và việt quất. Bên cạnh đó More Foods sản xuất thịt bò nhân tạo bằng cách sử dụng hỗn hợp men giàu protein. Người sáng lập Leonardo Marcovitz cho biết: “Bởi vì chúng tôi sử dụng các loại protein khác với các loại protein truyền thống nên chúng tôi có thể tạo ra sản phẩm có hương vị và kết cấu mới lạ. Đồng thời chúng tôi cũng tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm có đặc điểm giống như thịt thật”.
Một số công ty đã chuyển sang sử dụng công nghệ in 3D để có thể tạo ra loại thịt giống thịt thật 100%. Và công ty Redefine Meat đã áp dụng phương pháp này để tạo ra sản phẩm Alt-Steak. Nhằm mô phỏng kết cấu cũng như cấu trúc của gân và tất cả các bộ phận khác của thịt, Redefine đã lập bản đồ kỹ thuật với hơn 70 thông số khác nhau bao gồm độ tươi ngon, độ phân bố chất béo và mức độ ngon miệng. Sau đó, chúng được tái tạo từng lớp, sử dụng máy in thực phẩm 3D quy mô lớn và các thành phần có nguồn gốc thực vật.
Giám đốc điều hành Eshchar Ben-Shitrit cho biết: “Công nghệ của chúng tôi giúp đa dạng hóa các sản phẩm thịt nhân tạo trên thị trường hiện nay. Với việc sử dụng công nghệ in 3D, chúng tôi có thể in các loại thịt và lát thịt khác nhau bằng cách thay đổi tệp kỹ thuật số. Ngoài ra, quy trình này cũng cho phép tùy chỉnh. Ví dụ: Nếu phản hồi của người tiêu dùng cho thấy thịt quá béo, chúng tôi có thể sử dụng các phương pháp tính toán để cơ cấu lại chất béo”.
Tương tự như vậy, công ty SavorEat sản xuất bánh mì kẹp thịt 3D thông qua một đầu bếp robot. Robot này cũng được trang bị đầy đủ nguyên liệu cần thiết. Robot có thể in miếng bánh và sau đó nướng theo sở thích của khách hàng mà quy trình đó chỉ mất sáu phút. Giám đốc điều hành Racheli Vizman giải thích: “Với công nghệ in 3D, chúng tôi có thể tạo ra các kết cấu khác nhau như chất béo, cơ và mô liên kết. Sau đó kết hợp chúng lại sao cho miếng bánh trông giống như thật”.
Theo nghĩa đen, thịt nuôi cấy tế bào là một dạng khác của động vật. Nó liên quan đến việc phát triển thịt thật từ việc nuôi cấy tế bào lấy từ động vật sống. Có nghĩa là loại thịt này không phải là thuần chay. Tuy nhiên, nó làm giảm đáng kể việc giết mổ cũng như các quy trình phức tạp khác. Didier Toubia, chủ công ty Aleph Farms sản xuất một loại thịt bò cắt lát cho biết: “Sau khi thu được các tế bào, chúng được cung cấp các chất dinh dưỡng giúp chúng sinh sôi nảy nở trong khoảng thời gian vừa đủ và không sử dụng thuốc kháng sinh”.
Bên cạnh Aleph Farms, SuperMeat cũng đang áp dụng quy trình tương tự cho gà. Theo Giám đốc điều hành Ido Savir, công nghệ tế bào đem lại rất nhiều lợi ích. Ông nói thêm: “Không cần phải xử lý rác thải, làm xương hay làm sạch gà. Thêm vào đó, quá trình sản xuất diễn ra trong một hệ thống khép kín, được kiểm soát, và không phụ thuộc vào các yếu tố ngoài như thời tiết. Điều này giúp chúng tôi giảm chi phí lao động và nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người như Covid-19”.
Trong khi lĩnh vực này đang đổi mới và phát triển mạnh mẽ, nhiều người Do Thái ở Israel và các nơi khác thắc mắc liệu các loại thịt làm từ tế bào có được coi là thực phẩm kosher hay không. Giáo sĩ Joel Kenigsberg cho biết: “Hiện tại cộng đồng Do Thái không thể đưa ra quyết định vì các phương pháp sản xuất loại thịt này chưa được xây dựng hoặc tiết lộ đầy đủ. Đặc biệt chúng ta không biết rõ tế bào được lấy từ loài động vật nào? Và khi lấy tế bào con vật đó bị giết hay không? Vì vậy tôi nghĩ đã đến lúc các doanh nghiệp nên tìm ra các phương pháp sản xuất đáp ứng các yêu cầu của thực phẩm kosher”.
Bên cạnh đó, Kenigsberg cũng nhận ra những lợi ích mà thịt tế bào mang lại cho nhân loại. Ông hỏi thêm: “Chúng ta có nên đón nhận công nghệ mới này hay không? Nếu thịt làm từ tế bào có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng lâu dài cho cả thế giới, nếu điều này tốt cho cả nhân loại thì tôi nghĩ câu trả lời sẽ là có”.
Bill Gates lần đầu tiết lộ lý do mình trở thành “nông dân” lớn nhất nước Mỹ