Gần đây, cuộc Đại Khủng hoảng nghỉ việc (Great Resignation) diễn ra đã khiến cho số lượng người lao động Mỹ bỏ việc tăng cao kỷ lục sau đại dịch. Tuy nhiên, rất lâu trước khi làn sóng này xảy ra, nghỉ việc đã là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển sự nghiệp và gây dựng sự sung túc về tài chính của tôi.
Tôi bắt đầu làm công việc toàn thời gian đầu tiên vào năm 2010, ở độ tuổi 22. Kể từ đó, tôi đã bỏ việc sáu lần – với mức lương tăng lương gần 194.000 USD, nghĩa là trung bình mỗi lần nghỉ việc để tìm cơ hội mới, tôi lại được tăng lương 39%.
Bắt đầu với mức lương 31.200 USD/năm vào năm 2010, năm 2020 tôi đã nhận được mức lương lên đến 225.000 USD/năm. Và đó chỉ là mức lương cơ bản; nếu tính cả khoản tiền thưởng mà tôi đã thương lượng được khi ký hợp đồng, mức lương của tôi đã tăng thêm 160.000 USD/năm sau 10 năm. Giờ đây, ở tuổi 34, tài sản của tôi đang trên đà đạt được mức giá trị ròng là 1 triệu USD khi tôi chạm mốc 40 tuổi.
Hiện tại, tôi đang điều hành công việc kinh doanh riêng với tư cách là một nhà tư vấn tài chính và sự nghiệp cá nhân. Khi khách hàng hỏi tôi về những mẹo đàm phán lương, dưới đây chính là những lời khuyên của tôi dành cho họ và những câu tôi thường dùng để đàm phán trong thực tế.
1. Đừng bỏ việc chỉ vì lương bên khác cao hơn
Mặc dù tốc độ nhảy việc nhanh hơn so với bình thường đã giúp tôi nâng cao thu nhập, nhưng nếu công việc mới không thực sự giúp bạn phát triển hơn trong sự nghiệp, bạn không nên rời bỏ công việc hiện tại. Mức lương cao hơn cùng với sự thăng tiến trên cương vị mới là điều rất tuyệt vời, tuy nhiên bạn cũng nên hiểu rõ về hiện tại của chính mình.
Tôi luôn chăm chỉ tìm kiếm những cơ hội phù hợp với mình – những cơ hội mà tôi biết rằng sẽ giúp tôi bổ sung bộ kỹ năng và kinh nghiệm. Thực tế thì một trong những lần chuyển đổi công việc của tôi là theo hình thức nhận mức lương cạnh tranh hơn từ công ty khác vì ở đó tôi sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và được chỉ bảo hơn.