Chữ kí số cho doanh nghiệp: Giao dịch vượt trội, mọi lúc mọi nơi

Chữ kí số cho doanh nghiệp: Giao dịch vượt trội, mọi lúc mọi nơi

Bài toán vận hành hiệu quả cho Doanh nghiệp trong mọi tình huống?

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước có tới 90,3 nghìn doanh nghiệp ngừng kinh doanh tạm thời hoặc giải thể. Điều đó cho thấy, có rất nhiều áp lực đang đè nặng, nhất là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ để trụ vững sau mỗi đợt dịch Covid 19.

Ông Hoàng Việt, Giám đốc công ty xây dựng tại Hà Nội cho biết: “Sau 5 tháng tạm ngưng do dịch bệnh, mọi hoạt động của chúng tôi đều phải tính toán kĩ lưỡng, tối ưu quy trình vận hành, cắt giảm tối đa chi phí để gia tăng hiệu quả và lấy đà phát triển sau đại dịch.”

Có thể thấy rằng, không chỉ với doanh nghiệp Việt mà ngay cả chính phủ cũng cần tìm kiếm biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh tới tình hình kinh doanh và kinh tế chung của đất nước. Và “Số hóa” chính là chìa khóa cấp thiết trong giai đoạn này khi giúp giải quyết nhanh gọn mọi vấn đề trong giao dịch, đảm bảo an toàn, quy trình đơn giản.

Trước bối cảnh đó, các ngân hàng trong nước đã không ngừng phát triển và ra mắt các giải pháp tạo sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Như Techcombank – một trong những ngân hàng dẫn đầu xu hướng số hóa đã ngay lập tức ra mắt “Dịch vụ giao dịch điện tử qua kênh email với chữ ký số” hoàn toàn miễn phí, giúp doanh nghiệp thực hiện giao dịch từ xa mọi lúc, mọi nơi mà không cần tới quầy; an toàn và bảo mật với 100% chứng từ điện tử, hỗ trợ giảm chi phí in ấn, lưu kho, chuyển phát cũng như cắt bớt các thao tác luân chuyển nội bộ. Đặc biệt, doanh nghiệp không cần cung cấp hồ sơ bản cứng áp dụng với danh mục sản phẩm/dịch vụ lớn nhất thị trường, đảm bảo duy trì ổn định giao dịch hàng ngày với ngân hàng.

“Đây thực sự là cuộc cách mạng với doanh nghiệp trong việc vận hành và lưu trữ”, anh Việt cho hay.

Lúc này, dịch bệnh và giãn cách đã không còn là nỗi lo của doanh nghiệp khi mọi hoạt động giao dịch được đảm bảo duy trì ổn định, trơn tru với ngân hàng, cũng như tối ưu chi phí và quy trình vận hành. Từ đó các chủ doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung phát triển kinh doanh, đón chờ thời cơ bứt phá sau đại dịch.

Số hóa toàn diện – chìa khóa cho doanh nghiệp Việt

Giờ đây, số hóa đã là một xu thế được hướng đến trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ông Ousmane Dione phát biểu: “Chính phủ và doanh nghiệp cần đẩy mạnh số hóa để tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử, là xúc tác cho Chính phủ và doanh nghiệp khu vực tư nhân đạt sức bật trở lại mạnh mẽ, gặt hái được lợi ích tốt nhất từ nền kinh tế số trên toàn cầu”.

Cũng trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025”, nhà nước đã khuyến khích người dân và doanh nghiệp Việt sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử nhằm tăng cường đảm bảo an toàn, góp phần thúc đẩy chính phủ và thương mại điện tử.

Có thể thấy, xu hướng số hóa đã trở thành bài toán sống còn với doanh nghiệp và việc áp dụng số hóa để giảm thiểu vận hành, tiết kiệm chi phí và giao dịch thuận tiện luôn đươc các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên hành trình chuyển đổi số không hề dễ dàng, nhất là với doanh nghiệp càng lớn càng là một bài toán “lột xác” khó khăn.