Đại dịch đã gây ra những tác động đặc biệt nào lên nền kinh tế?

Đại dịch đã gây ra những tác động đặc biệt nào lên nền kinh tế?

Để kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh, các quan chức y tế công cộng đã khuyến cáo người Mỹ tránh tiếp xúc trực tiếp, kể cả khi đang làm việc tại công trường hoặc trong văn phòng. Từ góc độ y tế, tránh tối đa việc tiếp xúc với thế giới là điều cần thiết, dù điều này đã khiến phần lớn nền kinh tế bị ngưng trệ. Và bởi, nên những hậu quả cũ đại dịch mang tính toàn cầu nên những hệ quả bất ngờ và khủng khiếp cũng hiện diện khắp nơi trên thế giới. 

Vậy tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế nặng nề đến mức nào? Fed St.Louis lưu ý rằng sự sụt giảm kinh tế ở cuộc khủng hoảng này và cuộc Đại suy thoái có sự tương đương, mặc dù thời gian dự kiến ​​sẽ không kéo dài lâu như vậy. Có thể phải vài tháng nữa, đời sống xã hội và kinh tế mới trở lại bình thường.  

Nỗi lo sợ trước điều không chắc chắn càng làm những tác động lên nền kinh tế thêm phần sâu sắc. Điều đó có nghĩa là ngay cả những cá nhân và gia đình có công ăn việc làm ổn định cũng hạn chế mua sắm trong trường hợp nhưng hệ quả của cú sốc kinh tế chưa thể được tính toán chính xác.

Mức độ ảnh hưởng của đại dịch

Mỗi đại dịch xảy ra đều “độc nhất vô nhị”, bởi vậy đo lường thiệt hại của các cuộc khủng hoảng xảy ra sau đó là một chuyện bất khả thi. Hơn nữa, không có nhiều ví dụ phù hợp để so sánh và tính toán như những gì đã xảy ra do Covid-19. Ví dụ, dịch cúm H1N1 năm 2009 là trên diện rộng, nhưng không gây chết người. CDC ước tính có 60 triệu trường hợp mắc cúm ở Mỹ, dẫn đến ít hơn 13.000 ca tử vong.

So sánh ở thời hiện đại gần nhất với đại dịch Covid -19 xảy ra hơn một thế kỷ trước, thường được gọi là Dịch cúm Tây Ban Nha tàn phá toàn cầu từ năm 1918 đến năm 1919. Theo ước tính của CDC, khoảng 500 triệu người mắc bệnh và 50 triệu người tử vong trên toàn cầu.

Dữ liệu kinh tế từ đầu thế kỷ 20 rất hiếm. Tuy nhiên, một phân tích củaFed St. Louis ước tính rằng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hướng đến dịch vụ và giải trí, đã “phải hứng chịu mức lỗ hai con số về doanh thu.” Vào thời điểm đó, sự gián đoạn kinh tế chỉ diễn ra trong thời gian ngắn vì tình trạng y tế khẩn cấp về cơ bản đã giảm xuống vào năm 1919.

Vậy có thể so sánh như thế nào với đại dịch hiện tại? Mặc dù tỷ lệ tử vong của Covid-19 gần như chắc chắn ít hơn so với Dịch cúm Tây Ban Nha, song thiệt hại kinh tế mà nó gây ra chắc chắn không thua kém gì. 

Tác động của Covid-19

Trong khi các chuyên gia có thể ước tính hậu quả kinh tế từ một đại dịch chẳng hạn như Covid – 19, sẽ như thế nào, thì tác động chính xác sẽ khác nhau dựa trên số lượng người bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của nó và những can thiệp xã hội nào là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của nó. 

Nhiều công nhân và những người mua sắm tiềm năng đã tự cách ly trong những ngày đầu của đại dịch, dẫn đến tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu cũng như của Mỹ. Ví dụ tại Mỹ, doanh số bán lẻ đã giảm xuống vào tháng 4/2020 trước khi phục hồi vào tháng 7. Ngoài ra, dữ liệu từ Fed cho thấy sự sụt giảm tồi tệ nhất trong sản lượng sản xuất kể từ những năm 1940.

Tất nhiên, sự sụt giảm nhu cầu đột ngột đó đã có tác động nghiêm trọng đến tình hình việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng cao tới 14,8% vào tháng 4/2020 trước khi giảm xuống 6,2% vào tháng 2/2021. Các ước tính bổ sung cho thấy hơn 25,7 triệu công nhân đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Con số này bao gồm những người bị cắt giảm giờ làm hoặc lương thưởng và những người hoàn toàn thất nghiệp.

Những cơn sốc kinh tế được cảm nhận từ Bắc Kinh đến Madrid, tạo ra một lực cản đối với nền kinh tế thế giới chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Vào tháng 1 năm 2021, IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu đã giảm 3,5% – mức giảm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, IMF đã hình dung sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 và 2022, với mức tăng trưởng trên toàn thế giới lần lượt là 5,5% và 4,2%.

Liệu “cơn đau” sẽ kéo dài bao lâu vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Một thế kỷ trước, thiệt hại kinh tế từ Dịch cúm Tây Ban Nha đã không kéo dài lâu. Tuy nhiên, không ai có thể nói chắc chắn liệu may mắn có đến ở lần này hay không.

Sự can thiệp của chính phủ có phải là một điều tốt?

Trong một kịch bản lý tưởng, các cơ quan lập pháp và ngân hàng trung ương sẽ sử dụng sức mạnh của hầu bao để giúp giảm thiểu khủng hoảng kinh tế. Vào tháng 3 năm 2020, các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua dự luật kích thích trị giá 2 nghìn tỷ USD để giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 lên toàn cầu. Vào ngày 27/3/2020, cựu Tổng thống Donald Trump đã ký dự luật thành luật, với một số biện pháp nhằm giúp đỡ người dân Mỹ.

Nỗ lực gửi tiền trực tiếp đến các hộ gia đình đã giúp những người mới thất nghiệp hoặc những người bị giảm thời gian làm việc. Và việc cắt giảm lãi suất đã giúp tăng tính thanh khoản vào thời điểm chính sách tiền tệ bị thắt chặt. Fed đã hạ lãi suất cơ bản xuống gần 0 trong tháng 3/2020.

Đó không phải là những biện pháp duy nhất của các chính phủ. Họ có thể kích hoạt các cơ chế tài chính ngắn hạn giúp các doanh nghiệp trụ vững và giữ chân người lao động trong cuộc khủng hoảng. Họ có thể tăng cường hỗ trợ thất nghiệp và cung cấp các mạng lưới an toàn khác nhằm bảo vệ những cư dân dễ bị tổn thương nhất vì mất nhà hoặc thiếu lương thực.

Có lẽ, quan trọng nhất là các nhà lãnh đạo chính phủ có thể giúp đảm bảo rằng các bệnh viện có được các nguồn lực quan trọng cần thiết để điều trị bệnh nhân và bảo vệ các bác sĩ cũng như y tá. Các chuyên gia tin rằng liều thuốc hữu hiệu nhất cho nền kinh tế mà khu vực công có thể cung cấp là một giải pháp nhanh chóng cho mối đe dọa sức khỏe tiềm ẩn. 

Khi các chính phủ trên khắp thế giới hạn chế khả năng di chuyển của người dân, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng sản lượng kinh tế sụt giảm đáng kể là không thể tránh khỏi. Các quốc gia càng thành công trong việc kiểm soát tỷ lệ lây nhiễm thì tác động đó càng nhỏ. Trong khi đó, các cá nhân có thể tự giúp chính họ, không chỉ bằng cách tránh xa xã hội, mà bằng cách phân tích tình hình tài chính của họ và lập kế hoạch cho điều tồi tệ nhất.

Tham khảo Investopedia