Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang cố gắng tìm hiểu xem liệu các loại vắc-xin Covid-19 hiện nay có thể bảo vệ chúng ta khỏi biến thể Omicron hay không? Kịch bản xấu nhất là những phần quan trọng trong bộ gen của vi rút đã đột biến quá nhiều đến mức có thể tránh được vắc-xin Covid-19.
Nhưng vẫn còn quá sớm để hoảng sợ về điều này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chúng ta sẽ mất từ hai đến bốn tuần nữa để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Đây là điều mà các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để tìm hiểu.
Tại sao phải quan tâm về biến chủng mới?
Sở dĩ, Omicron gây báo động toàn cầu là do số lượng đột biến mới trong bộ gen của Sars-CoV-2, loại vi rút gây ra bệnh Covid-19.
Dữ liệu này cùng với thực tế các trường hợp mắc biến thể Omicron đang gia tăng nhanh chóng ở Nam Phi đã khiến WHO cảnh báo Omicron là “biến thể cần được lưu tâm” vào ngày 26/11 vừa qua. Ngoài Nam Phi, Omicron đã được phát hiện ở một vài quốc gia khác trên thế giới.
Về mặt cá thể, số đột biến này liên quan đến khả năng chống lại các kháng thể trung hòa. Nói cách khác, những đột biến này giúp vi rút tránh được sự nhận diện của hệ thống miễn dịch đã được sản sinh từ vắc-xin Covid-19. Một số đột biến riêng lẻ này cũng liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền của vi rút từ người này sang người khác.
Tuy nhiên, Omicron có nhiều đột biến khác lạ. Ví dụ, đối với protein đột biến, loại protein được sử dụng trong nhiều loại vắc xin hiện tại, Omicron có khoảng 30 đột biến so với loại vi rút xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán, trong khi chủng Delta chỉ có 10 đột biến. Điều đó cho thấy có sự thay đổi lớn về số lượng đột biến.
Nghiên cứu cách các đột biến này tương tác với nhau thay vì riêng rẽ sẽ là chìa khóa để hiểu Omicron hoạt động như thế nào so với các biến thể khác, cũng như khả năng lây nhiễm tế bào, gây bệnh và khả năng tránh được vắc-xin của Omicron.
Moderna cho biết vắc-xin của họ sẽ kém hiệu quả hơn với biến chủng Omicron khi so sánh tác dụng của nó trên biến chủng Delta. Trong khi đó, Pfizer/BioNTech cho hay, vắc-xin của họ vẫn sẽ bảo vệ người mắc tránh được các triệu chứng nặng. Cả hai công ty đều cho biết họ có thể sản xuất vắc-xin tăng cường đã được điều chỉnh nếu cần thiết.
Tại sao phải mất hàng tuần mới có câu trả lời?
Dưới đây là những gì các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang làm và lý do tại sao chúng ta sẽ không có ngay câu trả lời trong một vài tuần tới.
Các nhà nghiên cứu đang lấy mẫu Omicron từ những người bị nhiễm bệnh và nuôi cấy vi rút trong các phòng thí nghiệm. Điều đó giúp họ có được nguồn dự trữ vi rút sống để tiến hành các thí nghiệm. Việc này sẽ mất nhiều thời gian vì thường chỉ lấy được một lượng nhỏ vi rút từ miếng gạc y tế.
Quá trình này còn phụ thuộc vào việc lấy đúng loại tế bào nuôi cấy vi rút. Cuối cùng, công việc này cần được thực hiện trong các phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cao để ngăn chặn vi rút. Không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều có thể tiếp cận với các phương tiện này.
Các nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng các công cụ di truyền để tạo ra vi rút trong phòng thí nghiệm. Chỉ cần có trình tự bộ gen của Sars-CoV-2 để bắt đầu việc sản xuất vi rút. Điều này loại bỏ sự phụ thuộc vào các mẫu bệnh phẩm.
Họ cũng có thể tạo ra vi rút biến đổi gen, được gọi là vi rút giả mẫu trong phòng thí nghiệm. Chúng chỉ mang protein đột biến của Sars-CoV-2. Các nhà nghiên cứu cũng có thể làm cho các phần nhỏ của protein tăng đột biến trên bề mặt của các sinh vật khác, chẳng hạn như nấm men.
Các nghiên cứu về mức độ hiệu quả của vắc xin Covid-19 đối với các biến thể khác cho thấy chúng thường ít có khả năng tạo ra loại phản ứng kháng thể mà chúng ta muốn thấy (kháng thể trung hòa). Tuy nhiên, khi các biến thể trước đó đã xuất hiện, vắc-xin vẫn tiếp tục bảo vệ chống bệnh trở nặng.
Hiện tại có chưa đến 200 mẫu trình tự di truyền của Omicron đã được tổng hợp so với hơn 2,8 triệu trình tự Delta. Delta vẫn là biến thể chiếm số lượng lớn nhất. Vì vậy, chúng ta nên tiếp tục sử dụng vắc-xin và các liệu pháp mà chúng ta đã biết là có tác dụng chống lại chủng Delta.
Điều cần thiết là chúng ta tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế công cộng, chẳng hạn như đeo khẩu trang và cách ly xã hội, cùng với tiếp tục tiêm chủng, để chống lại sự lây lan của Sars-CoV-2 và sự xuất hiện của các biến thể khác.