Netflix tạo ra bước nhảy đột phá
Chi phí đăng ký để sử dụng dịch vụ của Netflix là một trong những nhân tố kìm hãm sự phát triển của công ty này tại thị trường Việt Nam, nơi người tiêu dùng ưa chuộng nội dung miễn phí và kiếm doanh thu từ quảng cáo.
Hơn một nửa người tiêu dùng Việt Nam (52%) xác định YouTube là nền tảng để phát trực tuyến phim trong quý đầu năm 2021, theo báo cáo của Decision Lab. Báo chỉ ra mức phí đăng ký của Netflix là tương đối đắt đỏ.
Bản thân Netflix đang cạnh tranh với các dịch vụ phim trực tuyến trong nước như FPT Play, VieOn, Galaxy Play, tất cả đều đang cung cấp các gói cước với giá cả cạnh tranh.
FPT Play chiếm 23% thị phần dịch vụ phát trực tuyến và trả phí tại Việt Nam, trong khi Netflix đứng thứ hai với 16%, theo Desision Lab.
Thay vì cạnh tranh về giá, Netflix đã đẩy mạnh nỗ lực nội địa hóa thị trường Việt Nam, bao gồm cả việc khai thác thể loại phim truyền hình Hàn Quốc “cực kỳ ăn khách”. Những nỗ lực này dường như đang mang lại kết quả, công ty chứng kiến cơ sở người dùng trên thị trường tăng 60% kể từ đầu năm 2020.
Hesperus Mak, Giám đốc hoạch định chiến lược tại TBWA Việt Nam cho biết: “Netflix không chỉ có những bộ phim K-drama thịnh hành mà người Việt Nam yêu thích, họ còn đầu tư hơn nữa để phục vụ khán giả Việt Nam bằng cách đưa vào giao diện tiếng Việt Nam, phụ đề và lồng tiếng. Ngoài ra, họ cũng bổ sung một số tác phẩm Việt Nam nổi tiếng vào bộ sưu tập của mình“.
Một lưu ý quan trọng: Mặc dù Netflix đã khởi sắc nhờ lượng người dùng gia đình tăng đột biến, nhưng đây là số liệu được khảo sát từ ngày 12 đến ngày 30/4 năm nay, trước khi các thành phố của Việt Nam rơi vào tình trạng đóng cửa kéo dài trong nhiều tháng.