Mới đây ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) vừa có thông báo bán một loạt khoản nợ của các khách hàng cá nhân. Các khoản vay này đều diễn ra từ năm 2011, đến nay sau 10 năm nợ gốc và lãi đã tăng gấp nhiều lần.
Cụ thể, có vị khách hàng vay 10 tỷ đồng từ tháng 7/2011. Đến tháng 6/2021, tức sau gần 10 năm, tổng nợ gốc và lãi đã lên tới trên 28 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là 10 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn là 12,29 tỷ đồng và nợ lãi quá hạn là 5,77 tỷ đồng. Số nợ gốc và lãi của khoản vay này tương đương lãi suất khoảng 10,9%/năm.
Đây là câu chuyện điển hình cho thấy sức mạnh của lãi suất kép. Thiên tài Albert Einstein đã mô tả lãi kép là sức mạnh lớn nhất trong xã hội con người: “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, ai không hiểu sẽ phải trả chi phí cho điều đó“.
Warren Buffett từng chia sẻ: “Sự giàu có của tôi là kết hợp từ cuộc sống tại Mỹ, gen tốt và Lãi suất kép“.
Vậy lãi kép là gì? Sức mạnh của lãi kép như thế nào lại khiến ông trùm tỷ đô lại đánh giá cao đến thế?
Lãi kép, còn gọi là lãi suất kép (tiếng Anh: Compounding) là khoản lãi được tính trên số tiền gốc ban đầu và tất cả khoản lãi tích lũy được của các giai đoạn trước của một khoản đầu tư.
Hiểu đơn giản khi bạn gửi tiền tiết kiệm, số tiền ấy sẽ sinh ra một khoản lãi, khoản lãi đó được cộng dồn vào tiền vốn ban đầu và số tiền lãi sau đó sẽ tính dựa trên số tiền vốn ban đầu và số tiền lãi phát sinh trước đó. Ông bà ta thường nói “lãi mẹ đẻ lãi con” là như vậy. Và trong thế giới tài chính, tiền bạc cũng sinh sôi nảy nở theo cách như thế.
Ví dụ:
Bạn đi vay 100 triệu đồng với lãi suất 10%, thì sang năm bạn phải trả số tiền là 110 triệu đồng = 100 triệu đồng (tiền vốn gốc ban đầu) 10 triệu đồng (tiền lãi).
Bạn gặp khó khăn chưa thể trả 110 triệu đồng này thì năm tiếp theo số tiền bạn phải trả sẽ là 121 triệu đồng = 110 triệu đồng (tiền gốc) 11 triệu đồng (tiền lãi).
Với cùng một số tiền gốc, bạn sẽ trả nhiều hơn nhiều hơn khi tính bằng lãi kép. Điều này thấy rõ nhất qua tình huống khách hàng vay tiền của Vietinbank kể trên.
Sức mạnh của Lãi kép
Mới nghe qua khái niệm về Lãi kép thì có vẻ khá bình thường. Thực tế cũng cho thấy rằng khi tận dụng lãi kép, bạn sẽ không thấy gì khác biệt qua vài năm đầu. Nhưng sức mạnh của lãi kép trở nên mạnh mẽ khi khoảng thời gian bạn đi vay hay đầu tư càng dài lên tới hàng chục năm.
Để hình dung “sức mạnh” của lãi kép dễ dàng hơn, chúng ta cùng giả định so sánh lãi đơn và lãi kép khi đi vay 1 đồng với mức lãi 8%/năm:
Bạn có thể nhận thấy sự chênh lệch một trời một vực giữa hai cách tính lãi suất (17 đồng so với gần 5 triệu đồng).
Từ đó thể nhận ra rằng, bên cạnh số tiền gốc bạn vay ban đầu thì số tiền bạn phải trả còn phụ thuộc rất nhiều bởi cách tính lãi. Theo đó, điểm mấu chốt của lãi kép chính là thời điểm đầu tư/đi vay và % lãi suất. Có thể thấy rằng, lãi kép đang tỏ ra có sức mạnh kì diệu hơn so với lãi đơn khi mang lại lớn hơn cho cùng một khoản tiền vốn.
Diễn giải một cách thực tế hơn, lãi suất kép có thể coi là một công thức bí mật, một chiến lược đầu tư cho tương lai đã giúp nhiều tỷ phú gia tăng khối tài sản của mình nhanh chóng theo cấp số nhân. Tỷ phú Warren Buffett gia tăng khối tài sản lên đến vài chục tỷ USD cũng nhờ lãi kép.
Trong gần 40 năm qua, công ty Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đạt lợi nhuận trung bình 22,6%/năm. Với 1.000 USD đầu tư ban đầu, đến năm thứ 10, Buffett đã tăng nó lên gấp 7 lần, năm thứ 20 tăng lên 59 lần và đến năm thứ 30 là 451 lần.
Công thức tính lãi kép
Từ công thức giá trị tiền tệ theo thời gian:
Giá trị tương lai bằng: FV = PV x (1 ) nxt
Ta có công thức tính lãi kép như sau: A = P x (1 )nt
Trong đó:
A = FV: là số tiền cuối cùng mà bạn sẽ nhận được
P = PV: là số tiền gốc ban đầu bạn bỏ ra
r: là lãi suất hàng năm
n: là số chu kỳ kép
t: là số năm mà bạn đầu tư/đi vay
Nếu muốn đầu tư có lời, bạn nên chú ý đến thời gian đầu tư và số tiền gốc. Cả 2 mục này sẽ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu số tiền gốc bạn bỏ ra và thời gian đầu tư đều lớn thì mức lãi kép sẽ tăng lên nhiều lần.
Ví dụ:
Giả sử bạn vay ngân hàng 2 tỷ đồng với lãi suất 9% một năm, ghép lãi hàng tháng (12 lần một năm). Vậy số tiền 3 năm sau bạn sẽ phải trả:
F3 = 2 x (1 0,0912 ) 3×12 = 2,6173 (tỷ đồng)
Quy tắc 72 trong lãi suất kép
Để tính được số tiền của bạn đi vay tăng lên gấp đôi sau bao nhiêu năm, bạn có thể sử dụng Quy tắc 72 để tính nhẩm nhanh chóng trong những lúc không có máy tính trong tay.
Công thức là 72/r (r là lãi suất)
Ví dụ:
Bạn vay 100 triệu đồng với lãi kép là 20%/ năm. Áp dụng công thức trên, khoảng thời gian để phải trả gấp đôi tiền gốc là: 72 : 20 = 3,6 (~4 năm).