Luật của kẻ mạnh: Học cách rung chuyển thế giới từ ve sầu, kiến lười biếng và ruồi trâu

Luật của kẻ mạnh: Học cách rung chuyển thế giới từ ve sầu, kiến lười biếng và ruồi trâu

Trình Hạo (1032-1085), một triết gia thời Bắc Tống, từng nói: “Cái gì cũng có cái lý của nó. Cái dễ đi liền với cái khó”.

Chim có dấu vết của chim, cá có lối đi của riêng chúng, và kẻ mạnh có luật riêng của mình. Nếu ai áp dụng được, người đó sẽ lên một tầm cao mới.

1. Định luật ve sầu

Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, có một đoạn khiến nhiều người tâm đắc. Đại để thế này: Vào năm 249, Tư Mã Ý phát động chính biến Cao Bình Lăng và khuất phục được tướng quân Tào Sảng (của triều đại Tào Ngụy).

Thua trận, Tào Sảng tức giận chế nhạo Tư Mã Ý: “Ngươi chỉ mất một ngày đã chiếm được đất nước do bốn đời quân chủ và bộ hạ của tộc Tào chúng ta lập ra”.

Tư Mã Ý thở dài nói: “Ta chỉ vung kiếm 1 lần, nhưng đã phải mài kiếm hơn 10 năm”.

Thâm ý trong câu nói của Tư Mã Ý rất rộng. Nó cho thấy bất kỳ loại thành công nào trên đời cũng không thể đạt được trong một sớm một chiều. Đằng sau tất cả những thành tựu có được là những gian khổ không biết bao nhiêu là mồ hôi hay nước mắt.

Trong thế giới động vật, loài ve sầu cũng vậy. Trước khi cất tiếng kêu gọi hè, chúng đã phải chịu nằm yên, không hoạt động trong vài năm dưới mặt đất tối tăm. Chúng chịu đựng sự cô đơn, hút nhựa rễ cây. Rồi khi thời điểm chín muồi đến, chúng bứt khỏi mặt đất, bay lên trời và hát cho một mùa hè chói chang.