Khi giày sneaker trở thành 1 loại tài sản đầu tư chính hiệu: Chàng trai 19 tuổi làm giàu từ những đôi Jordan và Yeezy, thị trường resale giày ở Bắc Mỹ đạt quy mô 2 tỷ USD

Khi giày sneaker trở thành 1 loại tài sản đầu tư chính hiệu: Chàng trai 19 tuổi làm giàu từ những đôi Jordan và Yeezy, thị trường resale giày ở Bắc Mỹ đạt quy mô 2 tỷ USD

Ngày 30/7 năm ngoái, Joe Hebert dậy sớm và lái xe tới 1 nhà kho nhỏ mà cậu đã thuê ở Eugene, Oregon, thị trấn nơi hãng giày Nike nổi tiếng được “sinh ra”. Cậu đang chờ đợi 1 đơn hàng quan trọng: 600 đôi giày sneaker Yeezy Boost 350 Zyon. Được Adidas tung ra 12 năm trước, mẫu giày này sẽ bán hết sạch chỉ trong vài giờ và hiện trên thị trường thứ cấp mỗi đôi có giá cao hơn khoảng 100 USD so với giá bán lẻ. Adidas sẽ chỉ sản xuất 40.000 đôi Yeezy trong mỗi lần tung ra mẫu này. Có giá bán lẻ 220 USD/đôi, chúng được bán qua website Yeezy Supply, sử dụng xổ số điện tử để chọn người được mua.

Khi lô hàng tới, Hebert (19 tuổi), người được các khách hàng của cậu biết đến với biệt danh West Coast Joe, chất đống hàng trăm hộp đựng trên vỉa hè bên ngoài nhà kho. “Những đôi giày luôn bán rất chạy, và có được chúng khá dễ dàng”, cậu chia sẻ.

Từ “dễ dàng” mà Hebert nhắc đến là như sau: vào ngày mà những đôi Yeezy được bán, cậu sẽ thức dậy lúc 3h sáng, đăng nhập vào ứng dụng nhắn tin Discord và “báo động” cho nhóm gồm 15 thành viên của mình. Khi những đôi giày được chính thức mở bán trên website 1 tiếng sau đó, đội của Hebert sẽ ồ ạt truy cập trang web Yeezy Supply và sử dụng những phần mềm chuyên biệt như Cyvbersole, Kodai và GaneshBot – đều đã được điền sẵn thông tin thẻ tín dụng và lách được hệ thống vốn chỉ cho phép mỗi khách hàng mua 1 đôi duy nhất.

Đến 6h sáng, tất cả số giày mà Adidas tung ra đã được bán hết sạch. Anh đã tiêu tổng cộng 132.000 USD trên thẻ American Express. Công ty của cậu, West Cost Streetwear, bán lại những đôi giày này với tốc độ cũng nhanh hệt như cách họ mua vào và thu về lợi nhuận 20.000 USD.