Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ ở Hàn Quốc nhận ra mình giống như các nhân vật nghèo khổ, thiếu thốn tiền bạc trong bộ phim truyền hình bom tấn của Netflix “Squid Game”. Những người cố gắng hết sức để có cơ hội giành được phần thưởng 38 triệu USD có chung một đặc điểm là đều đang phải chịu gánh nặng nợ nần.
Sắp nghỉ hưu ở tuổi 58, Yu Hee-sook đã trả hết nợ từ lâu, nhưng vẫn nhận được các cuộc gọi từ các đơn vị thu nợ đe dọa phong tỏa tài khoản ngân hàng vì các khoản vay của bà đã được chuyển thành chứng khoán và bán cho các nhà đầu tư mà bà không hề hay biết.
“Ở Hàn Quốc, khi trở thành một kẻ vi phạm pháp luật, bạn sẽ thấy như ngày tận thế vậy”, Yu nói. Bà hiện làm những công việc nhỏ, chẳng hạn như viết bài cho các tạp chí điện ảnh. Được biết, trong suốt 13 năm qua, Yu đã phải trả các khoản nợ bà bà gánh chịu sau khi làm một bộ phim thất bại vào năm 2002.
“Tất cả những gì tôi muốn là có cơ hội trả nợ, nhưng các ngân hàng lại không cho phép bạn kiếm tiền”, Yu nói thêm. Bà cảm thấy bị mắc kẹt trong một thử thách kéo dài suốt cuộc đời mà không thể được tha thứ, giống như 456 người chơi của “Squid Game”.
Trong khi người nước ngoài có thể nghĩ về Hàn Quốc là tưởng tượng ra nhóm nhạc nam nổi tiếng BTS và những điện thoại thông minh kiểu dáng đẹp của Samsung. Nhưng, Squid Game chỉ ra mặt tối của xã hội Hàn Quốc. Việc gia tăng vay nợ cá nhân dẫn đến tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các quốc gia tiên tiến vì hiếm có khả năng thoát nợ.
Các khoản vay hộ gia đình cao kỷ lục đang thúc đẩy đầu tư tư nhân và tăng trưởng nhà ở, nhưng ranh giới giữa các khoản vay cá nhân và doanh nghiệp lại khá mờ ảo, tạo gánh nặng cho những người điều hành các doanh nghiệp nhỏ.
Thống kê của tòa án cho thấy, các vụ phá sản cá nhân đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm là 50.379 vào năm ngoái.
Tỷ lệ những người không phải trả nhiều hơn một loại nợ cá nhân đã tăng đều đặn, đạt 55,47% vào tháng 6 từ mức 48% vào năm 2017 theo số liệu từ Dịch vụ Thông tin Tín dụng Hàn Quốc.
“Nếu Donald Trump là người Hàn Quốc, có lẽ ông ấy đã không thể trở thành tổng thống, vì đã nhiều lần bị phá sản”, một luật sư ở Seoul, người chuyên về phá sản cá nhân cho biết. “Ở Mỹ, nợ doanh nghiệp được tách biệt nhiều hơn với nợ cá nhân”.
Một mạng lưới an sinh xã hội không đầy đủ cho các doanh nghiệp nhỏ và việc thiếu một chương trình phục hồi cho những thất bại đã tạo ra những rủi ro có thể khiến một số người Hàn Quốc tuyệt vọng, và các ngân hàng thường bỏ qua giới hạn 5 năm để hủy các hồ sơ vỡ nợ.
Thẩm phán phá sản Ahn Byung-wook cho biết: “Do các hoạt động truyền thống trong ngành ngân hàng, các chủ doanh nghiệp ở Hàn Quốc đối mặt với khả năng gánh nặng nợ nần từ hoạt động kinh doanh mà họ điều hành’.
Các ngân hàng thường yêu cầu các chủ doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh chung cho khoản vay của công ty, một hành vi mà chính phủ đã cấm đối với các tổ chức tài chính công vào năm 2018. Mặc dù vậy, nguồn tin nói với Reuters rằng một số nhà cung cấp vẫn duy trì chính sách cũ.
Những người đăng ký khoản vay kinh doanh có xếp hạng tín dụng kém hoặc tiền sử vỡ nợ cần được các tổ chức tài chính nhà nước ở Hàn Quốc bảo lãnh.
Ahn, người làm thẩm phán đã 4 năm tại Tòa án Phá sản Seoul nói thêm: “Về mặt văn hóa, các doanh nhân thất bại bị xã hội kỳ thị, vì vậy việc bắt đầu lại rất khó khăn vì mọi người không tin tưởng họ. Trên hết, những người từng nộp đơn xin phá sản sẽ phải đối mặt với một danh sách dài các hạn chế về việc làm”.
Số lượng lao động tự do của Hàn Quốc được xếp vào hàng cao nhất thế giới, tạo thành một phần tư thị trường việc làm, khiến thị trường này dễ bị suy thoái. Một nghiên cứu của ngân hàng trung ương vào năm 2017 cho thấy chỉ 38% doanh nghiệp như vậy tồn tại được ba năm.
Tuy nhiên, khi triển vọng kinh tế suy giảm, với việc người Hàn Quốc theo đuổi ít công việc tốt hơn trong bối cảnh giá nhà tăng cao, nhiều người đang đặt cược rằng đầu cơ là con đường duy nhất dẫn đến sự giàu có. Kết quả là họ đã vay nợ nhiều hơn bao giờ hết để mua cổ phiếu và các tài sản khác.
Khoản vay hộ gia đình gần tương đương với GDP ở mức kỷ lục 1.806 nghìn tỷ won (1,54 nghìn tỷ USD) trong quý kết thúc vào tháng 6.
Ryu Kwang-han, một doanh nhân 40 tuổi đã thoát khỏi chương trình phục hồi nợ vào năm 2019 cho biết: “Chính phủ khuyến khích các công ty khởi nghiệp nhưng họ không quan tâm đến những doanh nghiệp thất bại. Tình huống này có khác gì Squid Game đâu bởi bạn không thể có cơ hội thứ hai”.
Nguồn: Reuters