Huawei – doanh nghiệp không chùn chân trước thảm họa, thiên tai

Huawei – doanh nghiệp không chùn chân trước thảm họa, thiên tai

Kết nối những vùng lạc hậu với phần còn lại của thế giới

Thị trường trọng tâm của Huawei không phải là các nước phương Tây, mà là những quốc gia còn nhiều hạn chế ở châu Phi, Nam Mỹ. Đây là nơi mà những công ty viễn thông lớn của phương Tây còn từ chối đặt chân đến vì không sẵn sàng trả giá cho những điều kiện khó khăn luôn hoành hành như cơm bữa: thiên tai, bạo loạn, khủng bố,.. Không tự bằng lòng với điều kiện thuận lợi ở những nước phát triển, Huawei chọn làm việc “khó” khi nỗ lực mang kết nối mạng tới vùng hẻo lánh, kém phát triển nhằm giúp cộng đồng cùng đi lên. “Chúng tôi vì nhân loại phục vụ mới làm những công việc này”, nhà sáng lập Huawei – ông Nhậm Chính Phi khẳng định.

Huawei đã đạt được điều này với các giải pháp mạng được thiết kế chuyên biệt để giải quyết các thách thức trong khu vực, chẳng hạn như giải pháp RuralStar giúp kết nối các cộng đồng nông thôn ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, cũng như các giải pháp 5G Air Fiber cung cấp băng thông rộng thế hệ tiếp theo cho dân cư Inuit ở Cực Bắc Canada.

Nhà sáng lập Huawei chia sẻ: “Lý do chính cho thành công của Huawei là đặt khách hàng là yếu tố đầu tiên. Một số người nghĩ rằng người có tiền mới là khách hàng, tôi không đồng ý. Ở Châu Phi không có tiền. Tiền công chúng tôi gửi cho nhân viên cử tới Châu Phi nhiều gấp ba lần Trung Quốc. Chúng tôi không kiếm được nhiều tiền ở Châu Phi trong khi tiền gửi đi còn nhiều hơn ở Trung Quốc, nhưng chúng tôi vẫn phải đến và giúp đỡ người dân Châu Phi. Chúng tôi không phải công ty niêm yết, không theo đuổi bản báo cáo đẹp, mà theo đuổi việc phục vụ nhân loại, phấn đấu vì lý tưởng. Cho dù là đỉnh Everest, sườn nam hay dốc bắc, trạm cơ sở về cơ bản đều do chúng tôi lắp đặt. Trên đỉnh Everest nào có mấy người? Có thể kiếm tiền kiểu gì ở đó? Nhưng có thể nhờ có mạng mà cứu sống được những người leo núi. Khi chúng tôi vì người dân phục vụ, người dân cũng cảm ơn chúng tôi.”

“Chúng tôi dám đảm đương trách nhiệm với nhân loại”

Trên thực thế, rất nhiều chính phủ đang đặt niềm tin Huawei, không chỉ ở vai trò của một công ty viễn thông, mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp này mỗi khi xảy ra biến cố. Khi nhân loại có bất cứ thiên tai, thảm họa gì, người đứng ra đầu tiên trước những khó khăn chính là siêu cường công nghệ Trung Quốc.

Vào thời điểm quan trọng của vụ rò rỉ hạt nhân trong trận động đất “3.11” tại Nhật Bản năm 2011, chỉ có nhân sự của Huawei cùng những người cứu nạn đang đi theo hướng ngược lại để giải cứu và khôi phục thiết bị liên lạc, giúp cho việc sửa chữa các nhà máy điện hạt nhân được tiến hành thuận lợi hơn. Đội ngũ Huawei tại địa phương cũng không quản ngại khó khăn, tình nguyện đứng ra hỗ trợ cho một trong những khách hàng chính lúc bấy giờ – EMOBILE, mặc dù công ty này không hề kêu gọi giúp đỡ từ Huawei. Huawei tại Tokyo không ngừng viện trợ trang thiết bị, và đích thân đến hiện trường để khôi phục trạm viễn thông, thiết lập lại kết nối với những người dân của nơi xảy ra thảm họa – mặc cho nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ tại Rikuzentakata cao gấp 20 lần so với Tokyo.