Từ vùng đất “sân sau” của giới thượng lưu Sài Gòn
Vốn là vùng đất thuộc huyện Ngãi An, tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai ngày nay), theo dòng lịch sử, Thủ Đức được tách ra, rồi lại sáp nhập vào tỉnh Gia Định (một phần TP.HCM ngày nay). Vì thế, vùng đất Thủ Đức có bề dày lịch sử tương ứng với bề dày lịch sử của TP.HCM, không dưới 150 năm. Đây cũng là một trong những cứ liệu quan trọng dẫn đến việc lựa chọn tên gọi TP Thủ Đức khi sáp nhập 3 quận khu Đông.
Theo sử sách, tên gọi Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu Thủ Đức của ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy) – người có công lao với vùng đất này từ năm 1679 đến 1725. Để thuận tiện cho người dân buôn bán, ông cho xây ngôi chợ lớn nằm ở vị trí đẹp, thuận tiện buôn bán ở khu vực này, được gọi là chợ Thủ Đức – một trong những ngôi chợ lớn, sầm uất của vùng thời bấy giờ.
Tiếp giáp với Sài Gòn, ngay trong thời Pháp thuộc, Thủ Đức là một vùng nửa chợ nửa quê. Bên cạnh những cánh đồng lúa, những khu vườn cây ăn trái, vườn cao su, nơi đây còn sở hữu những nhà máy kĩ nghệ hàng đầu thời bấy giờ. Đây cũng được coi là vùng đất học khi sở hữu những trung tâm giáo dục từ cấp tiểu học đến đại học.
Với tài tử giai nhân Sài Gòn xưa, Thủ Đức còn là khu “sân sau”, tụ điểm ăn chơi giải trí nổi tiếng thời bấy giờ với món nem Thủ Đức trứ danh hay suối Xuân Trường nức tiếng.
Mặc dù vậy, do hạn chế về giao thông đi lại, Thủ Đức xưa trong tiềm thức của nhiều người vẫn là miền quê gợi cảm giác xa xôi, tách biệt với Sài Gòn.
Đến chốn an cư lý tưởng tại khu Đông
Trải qua lịch sử phát triển hơn 150 năm, quận Thủ Đức (cũ) là khu vực có cơ cấu dân số ổn định và mật độ dân số cao. Theo thời gian, quá trình đô thị hóa cùng với chủ trương phát triển về cực Đông của Thành phố đã đưa khu vực này có những bước tiến vượt bậc về hạ tầng.