Huawei và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển công nghệ thông tin của nhân loại

Huawei và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển công nghệ thông tin của nhân loại

Huawei được ông Nhậm Chính Phi – cựu kỹ sư Trung Quốc thành lập năm 1987 tại Thâm Quyến, ngay thời điểm Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa. Bản thân ông Nhậm giai đoạn này gặp muôn vàn khó khăn với số vốn ban đầu là 3.300 USD. Chưa hiểu rõ về kinh tế thị trường, từng nhiều lần bị chèn ép, thất bại, thời điểm đó ông Nhậm nghĩ “chỉ gây dựng một công ty nhỏ” vì vẫn còn vợ con và gia đình phía sau. Vì thế, cựu quân nhân đã phải “dò đá băng sông”, cùng đội ngũ nhân viên nỗ lực phi thường để đảm bảo sự “sinh tồn” cho đứa con tinh thần Huawei.

Ba mươi năm trước, ở một thế giới khi con người muốn gọi điện phải quay số điện thoại bàn, Huawei đã bắt đầu với một số thiết bị viễn thông đơn giản và dùng những số tiền kiếm được đầu tiên để tái đầu tư. Từng bước đi lên và chuyên tâm vào lĩnh vực công nghệ viễn thông, Huawei lớn mạnh cùng sự phát triển nhảy vọt của thời đại: một xã hội đã có cáp quang, thông tin di động và băng thông rộng, nay đang bước vào thời kỳ xã hội đám mây, kết nối toàn diện cùng trí tuệ nhân tạo (AI).

Ba mươi năm một con đường – mở rộng kết nối mạng, thu hẹp khoảng cách số

Nếu ví thị trường viễn thông như một khu rừng, thì các đối thủ cùng thời của Huawei là báo gấm, sư tử – được hậu thuẫn về vốn, công nghệ hay chính phủ. Còn Huawei đích thị là một con sói “đơn thân độc mã” và phải sống bằng bản năng sinh tồn. Chẳng có nguồn lực, công nghệ và sự hỗ trợ từ bên ngoài, ông Nhậm xác định phải thu hẹp sức mạnh của Huawei, nhắm một “cửa thành” mà xung phong từng chút một. “Cửa thành” cao lớn của năm nào giờ được công phá, Huawei đứng tự tin trên chiến đài và phất cao lá cờ đi đầu trong công nghệ viễn thông.

Huawei hiện cung cấp đầy đủ các giải pháp trong lĩnh vực viễn thông. Các giải pháp của Huawei đã phục vụ hơn 3 tỷ người tại 170 quốc gia, giúp các nhà khai thác viễn thông cắt giảm chi phí, giúp nhiều người ở vùng sâu, các nước nghèo, các nước đang phát triển được kết nối mạng dễ dàng. Tại các nước đang phát triển, nơi điện thoại di động là hình thức truy cập internet chính, Huawei cũng mang đến rất nhiều sản phẩm ở các mức chi phí khác nhau, phục vụ cho tất cả đối tượng người dùng. Tính đến năm 2018, Huawei bán được 200 triệu điện thoại thông minh trên toàn cầu, gấp 66 lần trong 8 năm, kể từ năm 2010.

Sau hơn 33 năm, Huawei đã mang lại những cống hiến ý nghĩa cùng sứ mệnh cung cấp kết nối tốt hơn và thông minh hơn. Huawei cam kết mang đến một nền tảng viễn thông phù hợp với tất cả công ty trên thế giới theo cùng một tiêu chuẩn. Ông Nhậm ví von Huawei như một mảnh đất và nhiệm vụ của công ty là làm cho mảnh đất này luôn màu mỡ, tươi tốt, để người khác có thể trồng nhiều thứ như ngô, đậu nành, khoai tây, lạc… và gặt hái được vụ mùa năng suất.

Điều gì sẽ khiến mảnh đất nhiều dinh dưỡng, chẳng phải chính là phân bón? Huawei đã đưa “phân bón” vào đất đai của mình mỗi ngày với số tiền đầu tư cho R&D hằng năm chiếm từ 10 – 15% doanh thu của công ty, tương đương 15-20 tỷ USD. Nhờ tập trung cho đầu tư nghiên cứu, Huawei liên tục là đơn vị hàng đầu về công nghệ, đi trước đối thủ nhiều năm. Mặc dù điều Huawei mong muốn không phải là cạnh tranh với đối thủ, mà là áp lực cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu của con người.

Những giải thưởng, những sự công nhận mà Huawei đạt được tương tự như ánh sáng rực rỡ tỏa xung quanh viên kim cương đã được mài dũa trong nhiều thập kỷ. Huawei liên tục giành nhiều giải thưởng danh giá. Năm 2020, giải pháp Huawei AirPON nhận giải thưởng Giải pháp truy cập cố định tốt nhất tại Diễn đàn Thế giới băng thông rộng (BBWF), nhờ bộ tính năng sáng tạo, cung cấp các trải nghiệm mạng gia đình cao cấp và giúp các nhà khai thác di động nhanh chóng xây dựng mạng cố định.