8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel: Cách trường Harvard nhào nặn nên những tinh hoa thế giới như thế nào?

8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel: Cách trường Harvard nhào nặn nên những tinh hoa thế giới như thế nào?

Đại học Harvard, ngôi trường đứng đầu trong số các tổ chức đào tạo đại học trên thế giới, cho đến nay đã cho ra đời 8 đời tổng thống Mỹ, 160 người đoạt giải Nobel, 18 người đoạt Huy chương Fields (giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực toán học), và 14 giải Turing (khoa học máy tính), 30 người đoạt giải Pulitzer (báo chí) và vô số giới tinh hoa xã hội khác chẳng hạn như người sáng lập Microsoft Bill Gates và người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.

Tại sao Đại học Harvard lại có thể ươm mầm cho nhiều tài năng xuất chúng tới như vậy?

Lý do cơ bản nhất là Harvard rất coi trọng việc trau dồi “năng lực nền tảng” của sinh viên. Chỉ khi các khả năng cơ bản vững chắc, chúng ta mới có thể trau dồi và phát triển thêm các năng lực trên cơ sở này. Ví dụ, biết quản lý thời gian, biết quản lý năng lượng, biết cách duy trì sự siêng năng… Trong quá trình trau dồi năng lực nền tảng của sinh viên, Harvard không chỉ dừng lại ở mức cho sinh viên “biết”, mà yêu cầu sinh viên phải “làm được”.

Vậy, Đại học Harvard từng bước trau dồi “năng lực nền tảng” của sinh viên như thế nào?

Cuốn sách nước ngoài có tên “Harvard 4:30 sáng” (tạm dịch) đem lại cho chúng ta một vài gợi ý.

01

Thuyết thời gian tương đối: bí mật giúp mỗi ngày có nhiều hơn những người khác 1h đồng hồ

Nhà kinh tế Nhật Bản, Yukio Noguchi cho biết: “Tùy thuộc vào phương thức phân phối, chúng ta có thể thay đổi một ngày thành 25 giờ. Miễn là chúng ta có sắp xếp kế hoạch, tránh lãng phí thời gian và tăng thời gian có sẵn”.

Drew Gilpin Faust, nữ hiệu trưởng đầu tiên của Harvard từng nói: “Hãy dùng khoảng thời gian tỉnh táo nhất để theo đuổi những điều ý nghĩa nhất”.

Nếu bạn muốn có nhiều hơn một giờ mỗi ngày so với những người khác, bạn có thể bắt đầu từ ba khía cạnh:

1. Học cách ghi lại thời gian. Bằng cách ghi lại và theo dõi thời gian, bạn có thể khám phá ra sự thật của thời gian và sử dụng nó một cách có ý thức hơn. Bạn có thể phân loại và ghi lại các sự kiện diễn ra hàng ngày, chẳng hạn như ngủ, ăn uống, thể thao, nghỉ ngơi và giải trí, giao lưu… và lượng thời gian dành cho những việc này.

2. Tôn trọng sức sống và sự linh hoạt của thời gian. Chúng ta thường gặp phải tình trạng “kế hoạch không theo kịp thay đổi”, điều này khiến chúng ta dễ dàng lo lắng về vấn đề quản lý thời gian. Điều chúng ta cần hiểu là thời gian biểu không “chết”, nó có thể được điều chỉnh linh hoạt theo độ khó của nhiệm vụ, các trường hợp khẩn cấp… Thứ hai, thời gian tự nó không phải là “chết”, chúng ta nên tôn trọng hoạt động và sự linh hoạt của thời gian và sắp xếp thời gian một cách hợp lý.

3. Xác định “thời gian hoàng kim” của bạn. Học tập, làm việc trong “khung giờ vàng” thường có thể thu được kết quả gấp đôi dù chỉ với một nửa nỗ lực. Theo nghiên cứu của các nhà sinh lý học, có 4 khoảng thời gian mà con người ta tỉnh táo nhất trong ngày: sau khi thức dậy vào buổi sáng, từ 8h đến 10h, từ 16h đến 18h và một giờ trước khi đi ngủ. Hãy xác định và nắm chắc “khung giờ vàng” của mình, đồng thời tập trung làm những việc mình muốn, bạn có thể đạt được kết quả gấp đôi chỉ với một nửa nỗ lực.

Do đó, hãy kiểm soát bản thân và sắp xếp thời gian hợp lý, chỉ bằng cách này, bạn mới có thể cho ra nhiều hơn những người khác một tiếng mỗi ngày.