Một cư dân mạng tên Dương Dương phàn nàn rằng càng về cuối năm, tất cả các phòng ban đều phải làm việc thêm giờ để đạt hiệu suất. Đối mặt với hàng núi hồ sơ mỗi ngày, anh thường cảm thấy bất lực.
Trong khi các đồng nghiệp đúng giờ liền tan làm, anh vẫn luôn phải tăng ca để hoàn thành nốt công việc còn dang dở. Anh tự hỏi: “Nhiệm vụ công việc của mọi người là tương tự nhau, tôi cũng không làm những việc khác trong giờ làm việc. Vậy tại sao hiệu quả công việc lại kém hơn những người khác nhiều như vậy?”
Sau khi hỏi về phong cách làm việc của anh ấy, mấu chốt của vấn đề đã được sáng tỏ. Dương Dương tuy làm việc không ngừng mỗi ngày nhưng lại không giỏi phân loại công việc, thường làm một việc giữa chừng lại bỏ dở để hoàn thành việc khác nên hiệu quả không cao.
Trong bất cứ vấn đề gì, nếu suy xét thấu đáo và có phương pháp đúng đắn thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn.
Ở nơi làm việc, sự bận rộn hiệu quả thấp là vấn đề chung của nhiều người. Tuy nhiên, hiệu quả công việc mới là yếu tố quyết định năng lực và khả năng thăng tiến của họ chốn công sở. Nếu hiệu quả được nâng cao thì năng lực cá nhân cũng sẽ được cải thiện đều đặn. Đôi khi không phải công việc khiến bạn mệt mỏi mà chính là phương pháp làm việc kém hiệu quả sẽ khiến bạn dần mất đi sự hứng thú trong công việc.
Quy tắc vàng để làm việc hiệu quả
Cuốn sách “Quy tắc làm việc dành cho nhân viên hiệu quả cao” đã đề cập đến 6 quy tắc vàng có thể giúp bạn nhanh chóng nâng cao hiệu quả công việc:
1. Trách nhiệm đầu tiên
Trách nhiệm là tính chuyên nghiệp cần có đầu tiên trong công việc. Hãy coi công việc là việc của riêng mình thay vì làm việc chăm chỉ cho lợi ích của công ty. “Tư duy công nhân” sẽ chỉ cản trở sự phát triển của chính bạn, đồng thời tạo điều kiện hình thành nên thói quen an nhàn. Chỉ những người có sự tôn trọng tuyệt đối với công việc mới có thể tập trung làm việc và đạt được hiệu quả.
2. Xác định thứ tự ưu tiên
Khi làm việc, trước tiên bạn phải sắp xếp công việc của mình theo một trình tự ưu tiên, sau đó giải quyết từng việc một. Đầu tiên nên đặt những việc quan trọng nhất để giải quyết khi bạn có nhiều năng lượng nhất, và sau đó từng bước giải phóng bản thân với những công việc có mức độ ưu tiên thấp và đòi hỏi ít công sức hơn.
Việc sắp xếp công việc quan trọng nhất vào khoảng thời gian bộ não của bạn “cảm thấy” tập trung, tỉnh táo và ghi nhớ tốt nhất có thể giúp bạn nhận được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực. Tốt nhất bạn nên tập trung vào công việc sâu, sau khi bước vào trạng thái làm việc, bạn có thể tập trung làm việc mà không bị gián đoạn trong vài giờ.