Metro – “Mạch máu” của những đô thị thịnh vượng hàng đầu thế giới
Đầu những năm 1990, khu Đông thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vẫn chỉ là những bãi đất ven sông hoang vu, lạc hậu, đối lập hoàn toàn với sự tấp nập của khu Tây. Tuy nhiên, chính quyền Thượng Hải với quyết tâm thay đổi đã tập trung nguồn lực mở những tuyến đường huyết mạch và phát triển mạng lưới giao thông công cộng mà trọng điểm là hệ thống metro. Kết quả, năm 1999, tuyến metro số 2 kết nối 2 bờ sông Hoàng Phố đi vào hoạt động, tạo cú hích giúp khu Đông “lột xác”, trở thành tâm điểm phát triển sầm uất bậc nhất thành phố.
Đến nay, Thượng Hải là thành phố sở hữu hệ thống metro phát triển nhanh và đồ sộ bậc nhất thế giới với 743km chiều dài, mỗi ngày vận chuyển 10 triệu lượt khách. Mạng lưới kết nối rộng khắp của hệ thống metro đã góp phần đưa Thượng Hải trở thành 1 trong những trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới.
Trên thế giới, sự phát triển thần kỳ của các đô thị từ Á sang Âu đến Mỹ cũng đều được kiến tạo trên nền tảng là sự phát triển thần tốc của mạng lưới metro.
London là thành phố đi đầu thế giới về phát triển metro với hệ thống tàu điện ngầm lâu đời bậc nhất, được đưa vào vận hành từ năm 1863. Cùng với mạng lưới giao thông công cộng hoàn hảo, metro được xem là đòn bẩy, mang tới sự phát triển ngoạn mục và dẫn dắt sự thịnh vượng của xứ sở sương mù.
Tại New York, metro là phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất, luân chuyển 6 triệu lượt khách/ngày. Những chuyến tàu 24/7 được xem là “mạch máu” của nhịp sống tấp nập của thành phố không ngủ sôi động bậc nhất thế giới.
Sự trỗi dậy kinh tế của 4 “con rồng” châu Á gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông cũng khá trùng khớp với các giai đoạn phát triển triển của đường sắt đô thị. Tại đây, metro trở thành chiếc “chìa khóa” mở ra tương lai thịnh vượng cho các thành phố.
Theo các chuyên gia quy hoạch, Thượng Hải, New York, London, Seoul, Tokyo, Singapore hay Hồng Kông chính là những điển hình của mô hình thành phố kết nối – đô thị phát triển dựa trên hệ thống giao thông công cộng – gọi tắt là TOD. Đây là xu hướng tạo ra các cộng đồng đông đúc có thể đi bộ xung quanh hệ thống tàu điện chất lượng cao, “giải phóng” cư dân khỏi sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân.
“TOD mang lại lợi ích to lớn trong phát triển đô thị như: giảm ùn tắc giao thông, khuyến khích người dân đi bộ và sử dụng giao thông công cộng, tiết kiệm đất qua việc phát triển tập trung, tạo ra lợi ích kinh tế nhờ tăng giá trị bất động sản… Phát triển metro và bất động sản quanh ga sẽ tạo nên những khu đô thị hiện đại, văn minh được cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết yếu”, theo chuyên gia phân tích.
“Bảo chứng” cho TOD thịnh vượng phía Tây Thủ đô
Metro không chỉ là “mạch máu” mà còn là bệ phóng thúc đẩy sự phát triển bùng nổ, kiến tạo những đô thị mới hiện đại . Dù đi chậm hơn thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài công thức chung ấy.
Những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng giao thông đã tạo nên sự thay đổi đột phá diện mạo đô thị Hà Nội, đặc biệt là khu vực phía Tây. Không chỉ sở hữu kết nối giao thông được quy hoạch hoàn hảo với những tuyến đường huyết mạch tỷ USD như Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, 3,5, đường Lê Trọng Tấn, Lê Quang Đạo… trung tâm mới của Thủ đô còn được xem là giao lộ với 3 tuyến metro đắt giá 5, 6 và 7 chạy qua.
Nằm gọn trong giao lộ ấy chính là dự án The Metrolines thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City. The Metrolines kết nối trực tiếp tới các quận trung tâm Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình nhờ tuyến metro số 5. Tuyến số 6 nối liền Sân bay Nội Bài tới dự án và đi xuống phía Nam Thủ đô. Tuyến số 7 kết nối từ Mê Linh tới dự án đi xuống Hà Đông và các huyện ngoại thành phía Tây.