Từng là hình ảnh thu nhỏ của kỷ nguyên vay nợ và xây dựng ở Trung Quốc, Evergrande giờ đây trở thành “đích” tiếp theo trong cuộc chấn chỉnh các doanh nghiệp phát triển bất động sản, khiến cho các nhà đầu tư từ lớn đến nhỏ đều “toát mồ hôi hột”.
Trong một bức thư gửi cho các nhà đầu tư, Cục Quản lý Tài chính Thâm Quyến cho biết “các cơ quan có trách nhiệm liên quan của chính quyền Thâm Quyến đã thu thập ý kiến của công chúng về Evergrande Wealth và đang mở một cuộc điều tra kỹ lưỡng về các vấn đề liên quan đến công ty này.”
Đồng thời, Cục này cũng thúc giục China Evergrande và Evergrande Wealth tiến hành trả nợ cho các nhà đầu tư.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hôm thứ Hai (27/9) thông báo sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nhà ở.
Trong một tuyên bố trên trang web của mình, PBOC cũng cho biết họ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, có mục tiêu và phù hợp, đồng thời đảm bảo tăng trưởng tín dụng ổn định hơn và giữ thanh khoản dồi dào ở mức hợp lý. Mặc dù bản thông báo của PBoC không đề cập đến từ “Evergrande”, song thị trường bắt đầu có chút hy vọng le lói.
Tuyên bố của PBoC được đưa ra sau cuộc họp quý 3 của Ủy ban Chính sách Tiền tệ Trung Quốc.
Công ty quản lý bất động sản đang mắc nợ nhiều nhất thế giới này đã bỏ lỡ thời hạn thanh toán một khoản tiền lãi trái phiếu công ty đến hạn vào tuần trước, trong khi tuần này sẽ phải thanh toán một khoản nợ nữa.
Với khoản nợ 305 tỷ USD, Evergrande đã làm dấy lên lo ngại rằng các rắc rối của họ có thể lây lan qua hệ thống tài chính của Trung Quốc và ảnh hưởng đến toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay nỗi lo này đã giảm đi bởi ảnh hưởng vẫn chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản.
Sheldon Chan, người quản lý chiến lược trái phiếu tín dụng châu Á của T. Rowe Price cho biết: “Chúng tôi hy vọng bất kỳ tác động nào đến hệ thống ngân hàng đều sẽ có thể kiểm soát được, và thay vào đó chính phủ sẽ tập trung vào tình trạng thất thoát tài chính ở những khu nhà chưa hoàn thiện”.
Ông Chan cũng kỳ vọng những người có liên quan đến các khoản nợ phải trả của Evergrande và các chủ nợ trái phiếu trong nước cũng sẽ được ưu tiên hơn những chủ sở hữu trái phiếu bằng USD.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm ròng 100 tỷ nhân dân tệ (15,5 tỷ USD) vào hệ thống tài chính trong thứ thứ Hai (27/9), sau khi đã bơm 320 tỷ nhân dân tệ trong tuần qua, nhiều nhất kể từ tháng 1/2021.
Trái phiếu bằng USD của Evergrande hiện vẫn đang được giao dịch ở mức rất thấp, chỉ khoảng 30 cent ăn một USD.
Công ty nghiên cứu Morningstar trong một báo cáo hôm thứ Sáu (24/9) đã liệt kê các nhà quản lý BlackRock, UBS, Ashmore Group ASHM.L và BlueBay Asset là các chủ sở hữu trái phiếu có liên quan tới Evergrande, và cho biết các quỹ tại HSBC và TCW hiện đã bị phong tỏa.
Về phía những chủ nợ này, BlueBay cho biết giá trị trái phiếu của họ đã giảm nhiều trong tháng 9 và hiện còn ít, trong khi Ashmore, BlackRock, HSBC, TCW và UBS từ chối bình luận.
Cổ phiếu của Evergrande phiên 27/9 tăng 8% sau tuyên bố của PBoC, mặc dù vẫn ở dưới mức 2,55 đô la Hồng Kông – không xa mấy so với mức thấp nhất một thập kỷ của tuần trước, khi chỉ còn 2,06 đô la Hồng Kông. Cổ phiếu của đơn vị ô tô điện Evergrande giảm mạnh sau khi công ty cảnh báo về một tương lai không chắc chắn.
Tuần này, trọng tâm chú ý của thị trường chuyển sang việc liệu Evergrande có thanh toán khoản lợi suất trái phiếu trị giá 47,5 triệu đô la Mỹ, đến hạn vào thứ Tư (29/9) hay không, và sau đó là liệu Trung Quốc có thể kiềm chế thiệt hại kinh tế hay không, nếu Evergrande sụp đổ.
Cho đến nay, niềm tin và việc Evergrande sẽ thanh toán nợ đã bị giảm đi nhiều, mặc dù lo ngại về sự lây lan cũng chỉ còn giới hạn ở lĩnh vực bất động sản.
Chiến lược gia Linan Liu của Deutsche Bank cho biết: “Sự kiện Evergrande, theo quan điểm của chúng tôi, là một phần của bài kiểm tra về ‘sự sống sót trong thử thách’ của lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc”, và “ciệc cho phép những người chơi yếu thế hơn trong lĩnh vực bất động sản thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này một cách có trật tự, mặc dù có thiệt hại, là cần thiết để cải thiện điều kiện đòn bẩy tổng thể trong lĩnh vực này và giúp cho cuộc khủng hoảng “hạ cánh an toàn.”
Giai đoạn căng thẳng của cuộc khủng hoảng Evergrande bắt đầu vào năm 2020. Thay vì lẽ ra có hoạt động khởi sắc trong năm này nhờ Trung Quốc kiểm soát thành công Covid-19, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới chỉ suy giảm đúng một quý duy nhất, trong khi chính sách tiền tệ nới lỏng tạo ra một cú huých cho thị trường bất động sản, thì Evergrande bắt đầu gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, vì chính sách mới của Trung Quốc về bất động sản và vì một số lý do khác.
Công ty đã phải kêu gọi chính quyền các địa phương giúp đỡ để tránh rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt. Mọi việc càng xấu đi khi các dự án kinh doanh mới của công ty, bao gồm xe điện, tốn quá nhiều chi phí. Và khi nhà đầu tư mất niềm tin, ngân hàng chủ nợ lớn nhất của công ty bắt đầu đầu giảm cấp vốn. Không còn được cấp vốn mới để xoay vòng, Evergrande đã chính thức rơi vào khủng hoảng nợ.
Nợ chồng nợ của Evergrande