Goldman Sachs: Còn quá sớm để điều chỉnh dự báo vì biến thể Omicron

Goldman Sachs: Còn quá sớm để điều chỉnh dự báo vì biến thể Omicron

Kịch bản suy giảm: Omicron lây lan mạnh hơn biến thể Delta. Điều này dẫn đến tăng trưởng toàn cầu trong quý đầu tiên chậm lại với tốc độ 2% so với quý trước hoặc thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với dự báo hiện tại của Goldman Sachs. Nhìn chung, cho đến năm 2022, nền kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng 4,2% hoặc thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hiện tại. Trong khi đó, triển vọng lạm phát chưa thể xác định.

Suy giảm nghiêm trọng: Cả mức độ lây lan của virus và khả năng kháng vắc xin của biến thể Omicron đều cao hơn so với biến thể Delta. Trong trường hợp này, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ hứng chịu tác động đáng kể hơn trong khi tác động của lạm phát càng khó đoán định.

Cảnh báo sai: Omicron lây lan chậm hơn Delta. Sẽ không có bất cứ ảnh hưởng gì tới lạm phát và tăng trưởng toàn cầu.

Cuối cùng: Omicron lây lan dễ nhưng ít gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là kịch bản tốt nhất mà các nhà đầu tư có thể nghĩ tới. Nó sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật, giúp tăng trưởng toàn cầu cao hơn. Lạm phát có thể thấp hơn khi tái cân bằng nhu cầu và sự phục hồi của cung cầu hàng hóa kết hợp với gia tăng số lượng việc làm.

Nhóm các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs do Jan Hatzius dẫn đầu cho biết: “Omicron có thể tác động đáng kể tới tăng trưởng kinh tế nhưng ảnh hưởng như thế nào thì chưa thể xác định. Thậm chí, biến chủng này có thể tạo ra những ‘báo động giả” và chúng tôi chưa thực hiện thay đổi liên quan đến biến thể này đối với dự báo tăng trưởng, lạm phát và chính sách tiền tệ của mình”.

Tuy nhiên, những gì xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Điểm quan trọng nhất mà cả thị trường tài chính đang theo dõi là Omicron có khả năng kháng vắc xin hay không, nó có dễ lây lan hơn Delta hay không và chúng gây tác động ra sao với sức khỏe người mắc.