Từ vụ ám sát tổng thống, nhìn lại lịch sử chính trị đẫm máu và hỗn loạn của quốc gia nghèo nhất châu Mỹ

Từ vụ ám sát tổng thống, nhìn lại lịch sử chính trị đẫm máu và hỗn loạn của quốc gia nghèo nhất châu Mỹ

Dù nắm giữ một vài kỷ lục đáng nể nhưng Haiti phải trải qua rất nhiều chu kỳ bạo lực, xâm lược và đàn áp trong hầu hết lịch sử của mình, cả trước và sau khi giành độc lập. Vụ việc Tổng thống Jovenel Moise bị những kẻ chưa rõ danh tính sát hại tại nhà đang làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy hỗn loạn khác.

Năm 1492, Tây Ban Nha chiếm đảo Hispaniola không lâu sau khi Christopher Columbus đặt chân tới vùng đất này. Hai năm sau, Tây Ban Nha nhượng nửa phía Tây hòn đảo cho Pháp. Các đồn điền mọc lên cùng với sự xuất hiện của nô lệ gốc Phi để sản xuất đường, rượu và cà phê để làm giàu cho nước Pháp. Đó chính là Haiti ngày nay.

Năm 1801, cựu nô lệ có tên Toussaint Louverture đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy thành công, chính thức xóa bỏ chế độ nô lệ.

Năm 1804, Haiti giành độc lập dưới sự lãnh đạo của một cựu nô lệ có tên Jean-Jacques Dessalines, người sau đó bị ám sát năm 1806.

Năm 1915, Mỹ xâm lược Haiti nhưng rút lui vào năm 1943. Dẫu vậy, nước Mỹ vẫn giữ quyền kiểm soát tài chính và ảnh hưởng chính trị ở quốc gia này.

Năm 1937, trong cuộc đụng độ đẫm máu với nước láng giềng Cộng hòa Dominica, hàng nghìn Haiti sống ở khu vực biên giới đã bị quân đội Dominica tàn sát theo lệnh của nhà độc tài Trujillo.

Năm 1957, Francois “Papa Doc” Duvalier nắm quyền với sự hậu thuẫn của quân đội, mở ra một kỷ nguyên độc tài ở quốc gia này.

Năm 1964, Francois “Papa Doc” Duvalier tuyên bố mình là Tổng thống trọn đời. Chế độ độc tài của ông ta được đánh dấu bằng các cuộc đàn áp do lực lượng cảnh sát mật Tonton Macoutes khét tiếng thực hiện.

Năm 1971, Francois “Papa Doc” Duvalier qua đời và người trở thành Tổng thống là con trai ông Jean-Claude, hay còn gọi là “Baby Doc”. Các biện pháp hà khắc tiếp tục được thực thi. Trong những năm tiếp theo, hàng ngàn người Haiti đã tìm cách đến Florida bằng đường biển. Rất nhiều người đã tử nạn.

Năm 1986, Baby Doc bị lật đổ và phải trốn sang Pháp. Tướng Henri Namphy lên làm Tổng thống.

Năm 1988, Tướng Prosper Avril tiếp quản vị trí lãnh đạo từ tay tướng Namphy trong một cuộc đảo chính.

Năm 1990, cựu linh mục giáo xứ Jean-Bertrand Aristide, một nhân vật đấu tranh cho người nghèo, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Haiti. Ông ta bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 1991.

Năm 1994, Quân đội Mỹ can thiệp để lật đổ chế độ quân sự. Tổng thống Aristide quay trở lại. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc được triển khai vào năm 1995. Nhờ sự ủng hộ của Aristide, Rene Preval được bầu làm tổng thống.

Năm 1999, ông Aristide được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ thứ hai bất chấp kết quả còn tranh cãi.

Năm 2004, Bất ổn chính trị buộc ông Aristide phải chạy trốn và đất nước rơi vào bạo lực.

Năm 2006, ông Rene Preval chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống.

Năm 2008 – 2010. Hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra do tình trạng thiếu lương thực, bùng phát dịch tả và sau đó là mâu thuẫn chính trị từ các cuộc bầu cử.

Năm 2010, theo nhiều ước tính, một trận động đất thảm khốc đã giết chết từ 100.000 đến 300.000 người Haiti, gây ra thiệt hại trên diện rộng ở Port-au-Prince và các nơi khác. Bất chấp nỗ lực cứu trợ quốc tế, hạ tầng của đất nước này vẫn đang bị quá tải, làm trầm trọng thêm các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế.

Năm 2011, ông Michel Martelly trở thành Tổng thống Haiti.

Năm 2012-14, các cuộc biểu tình chống chính phủ thường xuyên nổ ra do những bất mãn với tham nhũng và nghèo đói. Những người biểu tình yêu cầu ông Martelly từ chức.

Năm 2017, ông Jovenel Moise, trở thành người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.

Năm 2019, ông Moise tiếp tục chèo lái đất nước Haiti bằng các sắc lệnh (không thông qua Quốc hội) do quốc gia này không thể tổ chức bầu cử do bế tắc chính trị và bất ổn.

Ngày 7/7/2021, ông Moise bị ám sát tại nhà riêng. Chưa thể xác định được kẻ nổ súng.