Trước khi học tiểu học, cha mẹ ít khi lo chuyện của con cái. Nếu rảnh thì họ đi chơi với con, nếu bận thì cho con chơi điện thoại hoặc phó thác cho ông bà/người giúp việc. Chỉ cần trẻ không bị ốm, mỗi ngày đều ăn no thì coi là họ đã hoàn thành nhiệm vụ nuôi dạy con cái.
Khi trẻ đi học, cha mẹ bắt đầu chú ý thành tích và biểu hiện ở trường học của con. Họ cho rằng, những đứa trẻ mà ngoan ngoãn nghe lời giáo viên, đạt điểm cao trong các môn học thì tương lai mới có tiền đồ. Còn đối với vấn đề tâm lý, tính cách và những vấn đề khác của con cái thì họ rất ít quan tâm.
Một khi trẻ xảy ra chuyện thì cha mẹ thường có phản ứng đầu tiên là: ‘con nhà tôi bình thường rất ngoan’. Hơn nữa, có rất nhiều cha mẹ cho rằng, các bạn nhỏ hiện nay ăn uống đầy đủ mỗi ngày, chỉ cần ngoan ngoãn học hành là tốt, làm sao có thể có vấn đề về tâm lý, khiếm khuyết về tính cách.
Giáo sư Lý Mai Cần, một chuyên gia nghiên cứu về các hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên, đã thông qua nghiên cứu thành công của mình nói với các bậc làm cha mẹ rằng, tính cách của con cái quan trọng hơn trí tuệ.
Giáo sư kết luận, trẻ là người có khiếm khuyết về nhân cách, đặc điểm chính là ‘thu mình và tự cho mình là trung tâm’.
Một cậu bé thích ở một mình, khi vô tình xung đột với người khác, cậu bé không bao giờ nghĩ đó là vấn đề của người khác và cũng không cảm thấy rằng bản thân sai. Hơn nữa, khi nói về bất cứ chuyện gì, cậu ấy thích dùng ‘tôi’ làm chủ đề chính và không nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác. Sự phát triển của tính cách này liên quan nhiều đến cha mẹ và môi trường gia đình của cậu bé.
Cậu bé là con trai út trong gia đình có hai người chị gái, chỉ số IQ cao và học lực giỏi nên từ nhỏ đã được nuông chiều và tự cho mình là trung tâm. Chính các vấn đề gia đình gây ra vấn đề về nhân cách của trẻ, sau đó dẫn đến những bi kịch tồn tại trong hầu hết các trường hợp.