Công việc hiện tại của Anh Vũ là Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh. những năm học tập tại Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TPHCM là quãng thời gian tuyệt vời nhất giúp chắp cánh ước mơ của mình, được trang bị cho gần như đầy đủ các kiến thức và kỹ năng làm việc, ứng xử cần thiết liên quan đến ngành và đã thành công bước đầu khi đảm thực hiện công việc làm chuyên viên phòng Tài nguyên và môi trường. Trước những nguy cơ hiện hữu và rủi ro khôn lường do tình trạng suy thoái môi trường gây ra, các ban, ngành, tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ môi trường với nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Anh Vũ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường với nhiều cách làm đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương như: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới hằng năm, bên cạnh đó, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chiến lược bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phối hợp với các tổ chức thành viên vận động hội viên, đoàn viên, các hộ gia đình thực hiện tốt công tác vệ sinh trong gia đình, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp, vận động nhân dân không đổ rác, phế thải sai quy định, duy trì hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường, thường xuyên nêu gương các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động phong trào bảo vệ môi trường; xây dựng và triển khai các kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn sơ kết, tổng kết mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường.
Nhờ đó, nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, cũng tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên được đẩy mạnh, phong trào xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là việc làm được thực hiện thường xuyên, liên tục làm thay đổi hành vi, thái độ và cách ứng xử của người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường đang xảy ra hàng ngày tại các khu dân cư. Vận động nhân dân về bảo vệ môi trường, qua đó đã góp phần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức để nhân dân hiểu và thực hiện trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường. Giúp địa phương nâng cao nhận thức cho nhân dân ở khu dân cư để phát huy vai trò tự quản trong việc bảo vệ môi trường và vận động nhân dân tham gia xử lý, phân loại rác thải ngay tại các hộ gia đình, và khu dân cư. Xây dựng mô hình điểm tự quản bảo vệ môi trường, ý thức thực hiện của nhân dân trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt đã có chuyển biến tích cực. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các gia đình trong khu dân cư đều tự giác chấp hành các quy định của địa phương về công tác vệ sinh môi trường. Công tác vệ sinh môi trường ở khu dân cư đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên và đi vào nền nếp. Thông qua các mô hình, nhân dân đã thấy được hiệu quả thiết thực và tạo sức lan tỏa đến các cộng đồng dân cư xung quanh. Việc xây dựng mô hình khu dân cư bảo vệ môi trường đã có tác động tích cực đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, văn minh. Giữ gìn vệ sinh chung là trách nhiệm của mỗi người, không phân biệt già trẻ lớn bé bởi vì đó là nơi ta sinh sống nên ta cần phải bảo vệ nó.
Một đất nước với ba tiêu chí xanh – sạch – đẹp không chỉ đơn giản là vấn đề về môi trường mà nó còn thể hiện lối sống văn minh của con người nơi ấy. Để đạt được điều đó tất cả đều bắt nguồn từ sự ý thức, sự tự giác của mỗi một cá nhân.
Anh Đoàn Thanh Vũ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân không xả rác, vứt rác bừa bãi, để rác thải không đúng nơi quy định. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, động viên nhân dân không xả rác, vứt rác bừa bãi, để rác thải không đúng nơi quy định, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, từ mỗi cá nhân, gia đình đến cộng đồng về không xả rác, vứt rác bừa bãi, để rác thải ra nơi công cộng, hệ thống cống thoát nước, ao hồ, sông… duy trì thường xuyên các hoạt động phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm về rác, khắc phục tình trạng ngập nước góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân trong xã.
Ngay từ bây giờ, mỗi người, mỗi gia đình hãy thay đổi và cùng chung tay hành động để bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng quê hương Thiệu Trung văn minh, sạch – đẹp qua những việc làm đơn giản, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Đó là: Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng: Không tiểu tiện, phóng uế bừa bãi; bỏ rác đúng nơi – tuyệt đối không vứt rác ra đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh, ao hồ, sông và những nơi công cộng Đó là: Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng: Không tiểu tiện, phóng uế bừa bãi; bỏ rác đúng nơi – tuyệt đối không vứt rác ra đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống rãnh, ao hồ, sông và những nơi công cộng. Khi chăn nuôi động vật phải thực hiện nghiêm công tác vệ sinh chuồng trại, không để phân, trổ hố phân ra đường làng, nhốt vật nuôi theo đúng quy định, không thả dông trên đường làng và nơi công cộng. Thực hiện phân loại rác; để rác đúng nơi và đúng thời gian thu gom, nộp phí dịch vụ thu gom rác đầy đủ theo đúng quy định; Không đổ nước, xả nước thải chảy tràn ra đường làng ngõ xóm làm ô nhiễm môi trường.
Các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phải trang bị thùng chứa rác thường xuyên quét dọn bên trong, và xung quanh khu vực kinh doanh, nhắc nhở khách hàng bỏ rác đúng nơi, đảm bảo không gây mất vệ sinh môi trường khi kinh doanh. Dành thời gian mỗi ngày làm sạch khu vực trước nhà; Cùng tham gia và vận động, nhắc nhở mọi người thường xuyên quét dọn, giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc hoa, cây xanh, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp cho đường làng, ngõ xóm.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần, đặc biệt là sản phẩm nhựa và túi ni-lông khó phân huỷ.
Về phần Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đờn ca tài tử Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ,vừa mang tính bác học, vừa mang tính dân gian gắn liền với mọi sinh hoạt cộng đồng dân cư Nam Bộ, được cải biên từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ. Đờn ca tài tử là tinh hoa của nghệ thuật dân tộc, gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ, từ những ngày đầu mở đất.
Nghệ thuật đờn ca tài tử là một viên ngọc cần được bảo tồn và phát huy, nhằm góp phần tăng thêm sức mạnh văn hoá truyền thống của vùng Nam bộ nói riêng, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung. Chẳng có điều gì tạo nên sự chân thật, dung dị bằng những tài tử đờn ca, ban ngày lo việc đồng áng, tối về tụ họp nhau chơi và thưởng thức đờn ca tài tử trước sân nhà. Không gian đó đã nuôi dưỡng nghệ thuật đờn ca tài tử và ươm mầm cho nhiều thế hệ say mê nghệ thuật này.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhìn nhận, đờn ca tài tử có sức lan tỏa, tác động mạnh tới công chúng chính là vì nó tồn tại song song ở cả hai hình thức: sinh hoạt thính phòng, mang hình thức truyền thống như khi mới ra đời và trình diễn trên các sân khấu, hầu hết người dân Nam Bộ, bà con đất Mũi Cà Mau rất mê đờn ca tài tử. Những bản đờn ca thể hiện cuộc sống, tâm tình của chính người dân nên rất gần gũi. Xã An Phú Tây có câu lạc bộ đờn ca tài tử thường xuyên biểu diễn vào những dịp lễ, tết, hội họp, mừng thọ, đám cưới, đặc biệt vào ngày hội lớn như lễ đón bằng công nhận xã nông thôn mới lại càng không thể thiếu nghệ thuật đờn ca tài tử.
Khai thác những giá trị nổi bật và hấp dẫn du lịch của Đờn ca tài tử để xây dựng các chương trình du lịch đưa du khách đến thưởng thức đờn ca tài tử tại những địa danh gắn với nhiều tên tuổi lớn như nhạc sỹ Cao Văn Lầu, nhạc sỹ Cao Văn Lầu, nhạc sỹ Văn Giỏi, nhạc sỹ Hoàng Thành…Lấy bảo tồn làm trọng đồng thời lấy phát triển làm động lực bảo tồn đờn ca tài tử.