Đến 2030 công suất điện gió trên bờ đạt hơn 17.000 MW: Tiếp cận tài chính là rào cản lớn?

Đến 2030 công suất điện gió trên bờ đạt hơn 17.000 MW: Tiếp cận tài chính là rào cản lớn?

Sau khi Việt Nam có những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), về mục tiêu và tham vọng đạt được Net Zero vào năm 2050, dự thảo điện 8 tiếp tục được chỉnh sửa.

Cam kết này khiến Bộ Công Thương phải tính toán lại cơ cấu nguồn điện. Theo đó, Bộ đang có những điều chỉnh về việc phát triển nhiệt điện than; đưa ra khỏi tính toán cân đối đảm bảo an ninh năng lượng công suất nguồn điện mặt trời, do số giờ vận hành hạn chế (tương đương 4 giờ/ngày), chưa có hệ thống lưu trữ năng lượng. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi.

Tại phương án điều hành tháng 11 được Bộ Công Thương đưa ra, đến năm 2030, tổng công suất lắp đặt nguồn điện là 155.722 MW, giảm 24.305 MW so với mức 180.027 MW được đưa ra vào tháng 3.

Đáng chú ý, tại kịch bản này, nguồn điện than giảm 6.694 MW; phát điện từ khí LNG mới giảm tới 18.550 MW trong khi đó tăng cường phát điện từ điện gió.

Cụ thể, điện gió trên bờ công suất đặt đến 2030 là 17.338 MW, tăng 1.258 MW so với phương án điều hành tháng 3. Điện gió ngoài khơi tăng 1.000 MW, lên 4.000 MW vào năm 2030.