Có bao giờ bạn thắc mắc: “Tại sao một vài người bị sự căng thẳng làm cho yếu đuối hơn, trong khi những người khác lại có thêm sức mạnh từ nó?”
Thiên tài toán học trẻ của Ấn Độ – Srinivasa Ramanujan đã dành nhiều năng lượng tinh thần của mình cho lý thuyết số học. Đến nỗi sự nghèo đói, bệnh tật, nỗi đau và thậm chí là cái chết đang đến dần, dẫu có gây bao mệt mỏi, cũng không có cơ hội làm cho tâm trí anh xao nhãng khỏi những phép tính – trên thực tế. Chúng chỉ thúc đẩy anh sáng tạo hơn.
Trên giường bệnh, anh không ngừng kinh ngạc trước vẻ đẹp của những phương trình mà mình đang khám phá và sự thanh bình trong tâm trí của anh phản ánh được trật tự của những biểu tượng mà anh đã sử dụng.
Về căn bản, câu trả lời đơn giản thế này: những ai biết cách chuyển hóa một tình huống vô vọng thành một hoạt động dòng chảy mới, có thể kiểm soát được, thì sẽ có thể tự mình tìm vui và vươn lên mạnh mẽ hơn từ những thử thách. Có 3 bước chính có vẻ liên quan với những sự chuyển đổi như vậy.
Sự tự tin vô thức
Ở bước này, người gặp biến cố không tự cho mình là trung tâm của mọi việc nữa. Lúc này, tất cả nguồn năng lượng tinh thần của họ sẽ tập trung vào việc tìm cách để vận hành nó một cách hài hòa với môi trường mà họ đang sống.
Thái độ này chỉ xuất hiện khi bản thân họ nhận thức được rằng những mục tiêu của họ phải lệ thuộc vào sự tồn tại lớn hơn và để đạt thành công, người ta phải chơi theo những quy tắc khác với những gì họ thích. Đây chính là một dấu hiệu xác nhận phẩm chất của những người mạnh mẽ.
Về cơ bản, để đạt đến được mức độ tự tin này, người ta phải tin vào chính mình, vào hoàn cảnh của mình và vị thế của mình trong hoàn cảnh đó. Điều này giống như một phi công giỏi hiểu rõ các kỹ năng của mình, có lòng tin vào chiếc máy bay mà họ đang điều khiển và hiểu rõ được những hành động nào là cần thiết khi có bão, khi cánh quạt máy bay bị đóng băng, hoặc bất kỳ sự cố nào khác ập đến.