Trong 30 năm nữa, dân số sẽ tăng lên rất nhiều. Thực tế, Liên Hợp Quốc dự đoán rằng ngành công nghiệp thực phẩm sẽ phải cung cấp cho gần 10 tỷ người vào năm 2050, tăng gần 20% so với dân số hiện tại. Tổ chức Action Against Hunger ước tính có 811 triệu người đang đói (mặc dù có tuyên bố rằng có quá nhiều thực phẩm).
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm về 1/4 lượng phát thải khí nhà kính hàng năm, nhiều hơn so với toàn bộ ngành vận tải. Đặc biệt, ngành công nghiệp thịt sản xuất nhiều khí thải nhất.
Mặc dù vậy, mọi người vẫn không ngừng tiêu thụ thịt. Lượng thịt được tiêu thụ toàn cầu khoảng 350 triệu tấn một năm. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần tìm các protein thay thế.
Với ý nghĩ đó, hai nhà khoa học Lisa Dyson và John Reed đã nảy ra ý tưởng sản xuất loại thịt mới, nhằm kiềm chế biến đổi khí hậu. Công ty khởi nghiệp của hai nhà khoa học có tên Air Protein, đang tạo ra thịt mới bằng cách biến đổi khí CO2 do con người thở ra thành loại protein có thể ăn được.
Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành, tiến sĩ Lisa Dyson hy vọng công nghệ của Air Protein sẽ “tạo ra loại thịt bền vững nhất hiện có và giảm đáng kể gánh nặng cho các nguồn tài nguyên của hành tinh”.