Trần Công Dũng hiện tại anh đang sinh hoạt trong Clb- Chào Mào Tam Hiệp… từ chỉ là nuôi và chăm sóc vui, năm 2012. Rồi gắn kết cùng các anh chị em trong xã đi đến thú chơi lành mạnh và đoàn kết này đã thành lập lên Clb. Chào Mào Tam Hiệp và duy trì cho đến nay 2022. Với 14 thành viên gây dựng. Trong giai đoạn cũng có lúc thú chơi giảm xuống.. Nhưng từ năm 2020 đến nay đã đẩy mạnh phong trào trở lại. Những thàng tích đạt được mới nhất là giải nhất Phủ Từ số báo danh 098. Chiến binh Bay. Giải nhất là 1 chiếc ô tô morning!!! Cũng là giải xe ô tô đầu tiên ở tỉnh phía bắc… Thú chơi chào mào càng ngày càng đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ, từ lựa chọn để hợp với các chiến binh của mình, rồi cách chăm sóc, chế độ ngủ nghỉ, mồi tươi, hoa quả… kể ra thì đơn giản nhưng để hiểu và chăm sóc “đứa con “tinh thần của mình là cả một quá trình giờ giấc đều đặn và công phu. Cũng nhờ thú chơi chào mào này, mà sự gắn kết với anh chị em cùng đam mê trên cả nước ngày càng thân thiết hơn, gạt bỏ mọi rào cản về vùng miền cùng đến với nhau vì 2 chữ” đam mê”…
Chim Chào Mào Tam Hiệp..là một trong những loài động vật được con người yêu thích. Vì thế, chơi chim cảnh là một thú vui dân dã và là niềm đam mê của rất nhiều người. Không kể giàu nghèo, không phân biệt nam nữ, bất kì những ai yêu thích chim cảnh đều tìm thấy cho mình một loài chim làm bạn. Hiện nay có rất nhiều người có sở thích nuôi chim cảnh, chính vì vậy mà nhu cầu mua bán chim càng cao. Có những loại chim cảnh có giá trị từ vài triệu đến vào trăm triệu đồng. Hiện tại có bán nhiều giống chim cảnh đẹp với mức giá đa dạng, người mua có thể linh hoạt lựa chọn…
Chào mào từ lâu là loài chim cảnh được đông đảo giới “điểu sĩ” mê chuộng. Chim chào mào quyến rũ giới chơi chim nhờ màu lông nâu xám và trắng đặc trưng; đầu và mào màu đen, chùm lông dưới đuôi màu đỏ nhạt. Khi trưởng thành, hai bên má chào mào có hai chấm màu đỏ tươi. Lúc này, phần đầu chim chào mào sẽ có 3 màu đen, đỏ và trắng, cộng thêm chóp mũ nhọn, cao vút “đội” trên đỉnh đầu cùng với hai vệt cườm màu đen đậm như chiếc khăn quàng vắt qua vai, xõa xuống trước ngực, tạo nên dáng vẻ uy dũng mà không loài chim cảnh nào có được. Ngoài dáng vẻ độc đáo đẹp mắt, chào mào còn rất siêng hót. Tiếng hót của chào mào thánh thót với nhiều âm tiết và giọng điệu chuyển liên tục. Hơn nữa, khác với các loài chim cảnh “quý tộc” như sơn ca, họa mi…, chào mào rất dễ thuần dưỡng, không đòi hỏi nhiều công phu chăm sóc và chế độ dinh dưỡng, giá bán cũng bình dân. Trung bình, giá mỗi con chim chào mào có thể từ dưới 100.000 đồng cho đến hàng chục. Tuy nhiên, có những chú chim chào mào “tuyển” giá lên tới cả trăm triệu đồng, tùy vào “đẳng cấp” và nhất là màu lông của từng con.
Thường thì mỗi “điểu sĩ” ai cũng có một vài lồng chim, mà nuôi chim thì phải khoe chứ để ở nhà một mình ngắm thì không có gì thú vị. Vì vậy cứ sáng sáng, mọi người lại mang chim đến những nơi mát mẻ, thoáng đãng để các chú chim giao lưu, cọ sát với nhau. Đây không đơn thuần chỉ là một sở thích nữa mà là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của một bộ phận người dân thành phố. Chẳng cần quen biết từ trước, chỉ cần xách theo lồng chim thì dù thân hay lạ mọi người đều có thể hòa chung niềm vui, trò chuyện với nhau rôm rả. Họ cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi để những “nghệ sĩ” chào mào có dịp khoe “mã”, đấu giọng. Anh Trần Công Dũng chia sẻ: “Niềm vui của tôi mỗi sáng là xách lồng ra quán café – trường chim… để ngồi nhâm nhi tách cà phê, chuyện vãn với những người cùng sở thích. Khi nào bận liên tục 2 – 3 ngày không mang chim ra tranh tài được thấy không dễ chịu lắm, mà chim bị nhốt ở nhà trông nó cũng… buồn thiu luôn”.
Một điều thú vị là, nếu trước đây góp mặt tại các cuộc thi chim hay CLB là các bậc “cha, chú” với độ tuổi trẻ nhất cũng ngoài 30, điều kiện kinh tế khá giả… thì nay người đến tham dự đa phần là thanh niên với đủ các thành phần xã hội từ giáo viên, công an, luật sư đến thợ máy, tiểu thương… Họ gắn kết với nhau bền chặt bởi cùng đam mê, sở thích với những chú chim cảnh.
Được thành lập từ năm 2012, CLB chim Chào Mào Tam Hiệp là một trong số những CLB hoạt động mạnh, số lượng thành viên ổn định và chất lượng của những chú chim trong hội khá đồng đều. Hiện, CLB có 14 thành viên chính thức, còn chưa chính thức và chơi phong trào thì nhiều vô kể. Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt. Má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng. Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay. Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn, lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau. Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều. Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng. Theo kinh nghiệm của giới chơi chim cảnh, tuy rất dễ nuôi, nhưng muốn có được một chú chim chào mào hót hay và có nết chơi đẹp thì phải biết “xem tướng” để chọn được chú chim có “tố chất” tốt.
Tiếp đó là cả quá trình chăm sóc, luyện tập khá công phu, đòi hỏi người nuôi phải rất kiên trì, hiểu rõ đặc tính từng loài để có cách nuôi chim, dưỡng chim thật tốt. Bởi, chim cũng mỗi con mỗi tính. Phải tìm hiểu xem con này thì hợp với loại cám nào, con nào thích tắm nhiều, con nào thích phơi nắng nhiều… Thông thường dân chơi chim rất hạn chế cho chim ăn thức ăn chế biến sẵn mà tự đi kiếm mồi trong tự nhiên cho chim ăn như: côn trùng nhỏ, cào cào, trứng kiến… Có khi phải vào rừng, lên miền núi, ra đồng… tìm. Nhiều người cầu kỳ, họ tự làm cám cho chim. Công thức làm cám cũng khá phong phú với nhiều tỷ lệ khác nhau, nhưng cơ bản gồm đỗ xanh đồ lên như xôi trộn với lòng đỏ trứng gà luộc, bóp vụn rồi sao khô. Ngoài ra, có thể trộn thêm một chút gia vị như nhộng, tằm và một số vị thuốc bắc… Đặc biệt, để có một bộ lông óng ả, thức ăn cho chim còn phải có ớt vừa đủ độ cay, để giữ màu đỏ nơi khóe mắt và đít của chào mào. Khi tắm cho chào mào cũng phải vào buổi trưa có nắng để chim trải chuốt làm dáng và sưởi ấm. Có vậy tiếng hót chào mào mới truyền thanh lảnh lót. Thế nên, người đời mới có những câu nói ví von như “mê chim hơn mê vợ” hay “chăm sóc chim hơn chăm sóc con”, quả không sai tí nào. Anh Tiến chia sẻ: “Thú chơi chim cảnh phải xuất phát từ lòng đam mê thực sự mới có thể lâu bền. Những người chơi theo kiểu phong trào thì chỉ thích nghe chim hót, còn việc cho chim ăn, tắm, vệ sinh lồng chim… lại coi là những việc nặng nhọc. Như thế thì không luyện được chim hay”.
Bên cạnh đó, chim cũng như người vậy phải thường xuyên tụ tập, giao lưu để chúng có cảm giác tự do, không bị bó buộc, tù tội thì tiếng hót mới lạc quan, yêu sống. Nhất là trong giai đoạn chim ra giọng, thường xuyên đưa chim đến trường chim để chim làm quen, thi thố với những con chim khác sẽ giúp chim ngày càng có “lửa”, sung sức, giọng hót càng thêm hay.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, không gian thiên nhiên hẹp dần, áp lực cuộc sống, công việc vì thế cũng nhiều hơn. Do đó, thú chơi chim cảnh không dừng lại ở nét đẹp nghệ thuật dân gian thuần túy mà trở thành món ăn tinh thần, bởi “nuôi cá dưỡng tâm, nuôi chim dưỡng chí, nuôi cây dưỡng thần”. Những chú chim chào mào trở thành người bầu bạn sớm hôm, bằng giọng hót thánh thót, réo rắt, trong trẻo, nó giúp con người quên đi bao nỗi lo toan của cuộc sống thường ngày. Hạnh phúc nào bằng khi mỗi sáng nhâm nhi ly Café, tận hưởng tiếng chim hót thánh thót trên cao ở giữa phố phường như được thả hồn, khỏa mình trong thiên nhiên hoang sơ, như được trở về dòng sông thơ ấu vậy.