Thời gian gần đây, Sa Pa đang cho thấy những dấu hiệu của một cơn sốt đất gần kề, khiến đông đảo giới đầu tư lao vào công cuộc “lên núi săn nhà”.
Sa Pa trên đà cất cánh
Việc giới địa ốc miền Bắc đổ dồn chú ý vào Sa Pa là câu chuyện không mới, nhất là khi những thị trường BĐS truyền thống như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang đã có dấu hiệu bão hòa. Đối lập với hình ảnh các đô thị lớn không còn quá mới lạ với du khách, giá đất vượt nhu cầu thực, thì Phố Núi lại là vùng đất đang lên với quy hoạch bài bản, kho tàng văn hóa, thiên nhiên độc đáo và biên độ tăng giá rộng mở.
Quy hoạch là xung lực đầu tiên thúc đẩy sự phát triển của Sa Pa. Từ khi có cao tốc Nội Bài – Lào Cai, lượng khách đến Sa Pa tăng gấp 10 lần (từ 400.000 lượt khách/năm lên 4 triệu lượt khách/ năm). Tới đây, khi đường nối Cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Sa Pa hoàn thành năm 2022, dự án sân bay Sapa triển khai vào năm 2023 giá BĐS Sa Pa sẽ được đẩy lên bệ phóng mới. Cùng với đó, theo quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn 2050, Lào Cai với trọng điểm là Sa Pa sẽ trở thành đô thị loại I, trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam Trung Quốc.
Sự đầu tư bài bản của “người khổng lồ” Sun Group vào Phố Núi cũng là lực đẩy khiến diện mạo Sa Pa thay đổi nhanh chóng. Chỉ trong vài năm, Sun Group đã kiến tạo thành công nhiều công trình tuyệt tác như Sapa Station, tuyến Tàu Hỏa Mường Hoa, cáp treo Fansipan, Sun World Fansipan Legend, Hotel De La Coupole – M Gallery… đặt nền móng cho một hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp khu vực, thu hút nguồn khách chất lượng cao đông đảo. Nhờ đó, doanh thu từ du lịch Sa Pa tăng chóng mặt, giá BĐS du lịch tại Sa Pa tăng 100% trong 5 năm với bình quân 20%/ năm. Thậm chí khi nhiều ngành nghề trong cả nước đối mặt với khó khăn của đại dịch thì Sa Pa vẫn gặt hái những thành tựu bất ngờ.