Lê Minh Duy anh tốt nghiệp MBA khoa Kinh doanh quốc tế (Marketing) tại Trường Đại học Kinh tế (UEH). Hiện anh đang đảm nhận vị trí Senior Digital Marketing cho một Startup về Game Blockchain tại Việt Nam. Chuyên phát triển User thông qua các hoạt động Marketing trên các kênh Online. Hiện dự án cho quý Công ty đang được Hỗ trợ rất nhiều từ đại diện Google bên Singapore, cũng như từ Meta (Facebook cũ). Với mong muốn và hy vọng những chia sẻ của anh sẽ giúp ích cho quý độc giả trong việc sử dụng Data hiệu quả cho hoạt động Digital Marketing, giúp tiết kiệm chi phí cũng như đạt hiệu quả tốt nhất. Chuyên gia Lê Minh Duy Digital Marketing sẽ chia sẻ về những ưu thế, cơ hội và phương pháp triển khai giải pháp Data-driven Marketing.
Anh chia sẻ: Data-driven marketing là quy trình thu thập, quản trị và phân tích dữ liệu để biến các con số nhàm chán thành các insight ‘thay đổi thế giới’. Cùng với sự phát triển của AI, các tính năng này ngày càng được hoàn thiện và có thể triển khai theo thời gian thực, qua đó giúp bộ phận marketing: Tìm ra những insight mới và sự thay đổi trong các hành vi cũ, đặc biệt là sau các đợt giãn cách xã hội. Tối thiểu hóa thời gian phân tích insight thông qua tốc độ xử lý thông tin vượt trội với các quy trình tự động và sự hỗ trợ của AI – những hoạt động sẽ thay thế cho các thao tác thủ công và hạn chế việc sa đà vào những góc nhìn cảm tính trong ‘nghiền ngẫm’ dữ liệu. Kết nối những mảnh ghép vụn vặt từ nhiều kênh khác nhau để tìm ra điểm yếu cần khắc phục và cơ hội để tối ưu tính hiệu quả – chi phí trên từng kênh và chiến lược tổng thể. Theo sự phát triển của công nghệ, data-driven marketing là xu hướng ngày càng trở nên đa dạng từ việc đưa ra các định hướng chiến lược hoặc tối ưu quảng cáo cho tới các hoạt động hỗ trợ sales.
Để khai thác tối đa tối đa tiềm năng của việc ứng dụng data-driven marketing vào làm mới mô hình, doanh nghiệp có thể cân nhắc theo 2 khía cạnh: Xây dựng hệ thống và phát triển ứng dụng! Xây dựng hệ thống: Phát triển hệ thống giúp đơn giản hóa quá trình nghiền ngầm, phân tích thông tin đồng thời khai thác tối đa khả năng ‘tính toán’ và tổng hợp của ngành khoa học dữ liệu. Liên tục cải tiến các hệ thống mới theo các bước tiến trong công nghệ. Phát triển ứng dụng: Sử dụng các nền tảng thông tin đã phân tích để làm điểm tựa cho các quyết định tự động như gửi email marketing, remarketing, đo lường xác suất thành công của mỗi đối tượng…Hỗ các chiến lược nội dung để tạo ra những trải nghiệm độc nhất với tính cá nhân cao. Sẽ là một chiến dịch lớn và không có điểm dừng để phát triển các hệ thống trên.
Chia sẻ về cá nhân chuyên gia Digital Marketing anh Lê Minh Duy cho biết : “Các bạn muốn thành công, các bạn trước hết phải bước ra khỏi vùng an toàn của anh. Sự ổn định đôi khi chỉ giống như một chiếc ghế an toàn, không đưa anh đi xa được. Hãy luôn phát triển không ngừng. Chỉ có như thế, bản thân anh mới có cơ hội phát triển và thành công”. Theo anh Digital Marketing hay còn gọi là tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội. Đây chính là xu hướng truyền thông khác với truyền thông đại chúng trước đây. Và khi dịch bệnh diễn ra, mọi người bắt đầu tìm kiếm mọi thứ bằng điện thoại, máy tính trong khi hạn chế ra khỏi nhà và không được tập trung đông người. Sau gần hai năm sống chung với dịch bệnh, thói quen mua sắm trực tuyến đã dần trở lên phổ biến hơn. Sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay kéo theo những dịch vụ mới ra đời đem đến cho doanh nghiệp một sự trải nghiệm mới về dòng một dịch vụ chất lượng và uy tín, trong đó Digital Marketing.
Dịch vụ Digital Marketing có mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với truyền thống theo các phương thức truyền thống từ xưa đến nay. Bởi các doanh nghiệp khi thực hiện Digital Marketing sẽ không phải mất cả khoản chi phí trong quá trình thuê mặt bằng hay bảo trì. Digital Marketing là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp không đòi hỏi mức chi phí cao, đây cũng là một môi trường cạnh tranh mở ra cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Bản chất của DIGITAL Marketing là “giúp khách hàng kết nối với sản phẩm, thương hiệu của công ty trên nền tảng online từ đó thúc đẩy việc bán hàng”. Cuối cùng thì quan trọng nhất của Marketing thì phải bán được hàng, hoặc trợ giúp tích cực cho việc bán hàng, hoặc nói đúng hơn Marketing thì phải giúp kiếm tiền. Ngoài việc hiểu bản chất của nó, chúng ta cũng nên xây dựng những kiến thức căn bản trước, hãy dàng thời gian để đọc sách, hiểu rõ căn bản sẽ giúp bạn ứng dụng được tốt mọi thứ trong tương lai. Bất kì cuộc tư vấn nào có liên quan đến Marketing đều nên tập trung vào những điều này. Vậy các công việc Marketing mà bạn đang làm, sắp làm, dự định làm có phù hợp với điều đó.
Digital marketing đang là giải pháp giúp doanh nghiệp tăng doanh số, định hình được thương hiệu trong lòng khách hàng. Là một marketer chắc hẳn bạn phải nắm vững được những kiến thức cơ bản về digital marketing. Theo đó, trước khi quyết định đầu tư thời gian và nguồn lực vào kinh doanh online. Điều quan trọng nhất bạn cần trang bị kiến thức về Digital Media và cách tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả: Thiết kế website; Quảng cáo trên mạng xã hội; Tối ưu trên công cụ tìm kiếm (SEO); Quản lý truyền thông xã hội; Content Marketing; Email Marketing…Những công việc rất cụ thể như: Chạy ads; Viết content; Viết bài quảng cáo facebook; Xây dựng và phát triển group, fanpage; Làm designer, editor v.v…Các hoạt động này chỉ quy về một mối: hoạt động quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm tới khách hàng. Tiếp cận càng nhiều khách hàng với một nội dung quảng cáo với giá cả thấp nhất.
Theo anh các bạn hãy chọn những công việc được coi là 1 nghề và gắn bó với nó bằng tất cả niềm đam mê. Chẳng hạn viết content, làm designer, làm editor, chạy facebook ads v.v…Hãy chọn 1 và học sâu về nó, thử nghiệm để coi anh cảm thấy thích cái gì nhất. Điều quan trọng khi bạn chọn con đường này là bạn bắt buộc phải: Nghiên cứu sâu vào 1 chủ đề, đủ để bạn có thể hiện anh là Master trong bộ môn đó; Phải luôn cập nhật thường xuyên các kiến thức về bộ môn này để ko bị tuột hậu so với giới trẻ; Phải có được quy trình, có được những cái “chất” riêng của bản thân để định vị bản thân; Quan trọng nhất: phải hiểu về “khách hàng” và “sản phẩm”.