Trước áp lực tăng chi phí đầu vào (giá than, xăng dầu, chi phí vận tải), ngành xi măng đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá bán. Tuy nhiên, mức tăng giá này chưa giúp nhà sản xuất xi măng “dễ thở” hơn, đã xuất hiện tình trạng một vài nhà máy phải dừng lò sản xuất clinker do càng sản xuất càng lỗ. Sự sụt giảm xuất khẩu của ngành xi măng, clinker không phải là điều quá bất ngờ, mà đã được dự báo từ trước. Dù sản lượng và trị giá xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng do năm 2021, ngành có mức tăng xuất khẩu khá thần tốc (trên 45 triệu tấn), nên ngành này vẫn nằm trong nhóm 32 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Dù giá than nội địa tăng cao, các doanh nghiệp cũng không thể mua được do than được ưu tiên cho các nhà máy nhiệt điện, việc nhập khẩu than cũng gặp nhiều trở ngại do khó thuê tàu vận chuyển dù chấp nhận chi phí logistics rất cao. Trong khi đó, tỷ trọng than trong giá thành sản xuất xi măng chiếm 35-40%. Cùng với đó, tiêu thụ xi măng trong nước chỉ bằng cùng kỳ và xuất khẩu cũng trên đà giảm tốc mạnh.
Theo Công ty Đông Sơn ngay từ đầu năm 2022, giá nguyên vật liệu tăng cao do nhiều biến động trên thị trường quốc tế, Công ty Đông Sơn gặp nhiều khó khăn đối với nguồn cung, giá than và các nguyên vật liệu tăng cao trong khi giá xi măng tăng không đáng kể. Dù giá than tăng gấp đôi so năm ngoái, nhưng nguồn cung than luôn thiếu hụt, chất lượng không đạt yêu cầu, sản lượng không đáp ứng cho sản xuất. Đã xảy ra tình trạng dừng sản xuất do hết than vào trong nhiều tháng và nguy cơ dừng lò ở các nhà máy xảy ra liên tục.
Trong bối cảnh đó Anh Đỗ Văn Tuấn người chịu trách nhiệm xuất khẩu của Công ty Đông Sơn luôn nỗ lực để doanh nghiệp đứng vững trong thời gian qua, tạo thêm việc làm cho công nhân và các dịch vụ vận tải, tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần nhỏ trong việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng xi măng clinker. Qua đó anh chia sẻ: do biến động thị trường mà từ đầu năm 2022 thị trường tiêu thụ xi măng cạnh tranh hết sức khốc liệt, nhiều đơn vị bán phá giá thị trường để đẩy hàng tồn và tăng thị phần. Trong khi đó, sức tiêu thụ clinker bắt đầu khó khăn trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, silo clinker tại các nhà máy luôn trong tình trạng đầy, khiến cho dây chuyền sản xuất clinker nhiều lần dừng chờ trống silo mới chạy lại. Tại các nhà máy xi măng phát sinh chi phí rất lớn mỗi khi chạy lại dây chuyền, cũng như phát sinh hư hỏng về thiết bị dây chuyền. Đến cuối năm thì ảnh hưởng mưa bão lũ cũng gây sụt giảm mạnh sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker. Kế hoạch kinh doanh của Công ty Đông Sơn gặp nhiều khó khăn khi tiếp nối năm 2021, sang đầu năm 2022 dịch Covid-19 đã có tiến triển tốt. Công ty Đông Sơn đã triển khai các giải pháp ứng phó xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh ổn định từ tháng 04 năm 2022.
Dù Công ty Đông Sơn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn duy trì các hoạt động cộng đồng, trách nhiệm với xã hội. Sau một thời gian nỗ lực tái cấu trúc đến nay, Công ty Đông Sơn tạo được thương hiệu vững chắc trên thị trường xuất khẩu. Các đơn hàng xuất khẩu có nhiều tín hiệu khả quan so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp xi măng trong cả nước. Công ty Đông Sơn đã xuất sang thị trường nước ngoài và tiêu thụ trong nước với số lượng hơn 600.000 ngàn tấn. trong đó xuất khẩu sang thị trường Bangladesh tính đến hết tháng 11/2022 là: 453,270 tấn. Với giá trị xuất khẩu đạt: 17.241.534 USD. Để khắc phục những khó khăn về nguồn cung ứng, Anh Đỗ Văn Tuấn người chịu trách nhiệm quản lý xuất khẩu của Công ty Đông Sơn với nhiều năm kinh nghiệm, đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng các nhà máy khắc phục khó khăn trong sản xuất như: nghiên cứu tìm giải pháp vận hành hiệu quả, tối ưu, phù hợp với từng lô hàng để duy trì sản xuất. Điều độ công suất máy phù hợp để vừa duy trì chạy lò, vừa đảm bảo các chỉ số tiêu hao điện, tiêu hao nhiệt không tăng quá cao. Tìm mua thêm nguồn than nhập khẩu để bù trừ, khắc chế các khiếm khuyết của than nội địa và triển khai công tác tiết kiệm chi phí điện năng, nhiệt năng trong quá trình vận hành sản xuất.
Đối với khó khăn về thị trường tiêu thụ, Công ty Đông Sơn đã kết hợp công tác sửa chữa bảo trì máy những thời điểm lò dừng do đầy silo. Tiết giảm chi phí bằng cách điều độ, sử dụng nhân lực nội bộ hiệu quả, thực hiện các công việc sửa chữa, bảo trì thay vì phải đi thuê ngoài như trước đây. Tổ chức nhiều đợt đào tạo nhân sự thay thế để có thể thay thế cho nhau khi có nhân sự bị cách ly do nhiễm bệnh. Tăng cường hội họp, làm việc online, hạn chế tối đa nhân sự đến nhà máy. Đồng thời, trang bị đầy đủ vật tư phòng, chống dịch, trang bị máy đo nhiệt độ tự động tại cổng nhà máy… Công ty Đông Sơn cũng đang đẩy nhanh lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải phát điện, vừa bảo vệ môi trường vừa tiết giảm lượng sử dụng điện lưới, tiết kiệm chi phí sản xuất. Nhìn nhận, với quy mô công suất lớn như hiện tại, tương lai Công ty Đông Sơn vẫn phải tập trung khai thác thêm các thị trường xuất khẩu mới.