Triển vọng ngành Logistic tăng trưởng ngược dòng Covid-19

Triển vọng ngành Logistic tăng trưởng ngược dòng Covid-19

Pha lội ngược dòng trên thị trường quốc tế

Có thể nói, dịch bệnh đã gây ảnh hưởng lên quá trình vận hành logistics trong quá trình giao thương hàng hóa quốc tế lẫn trong nước. May mắn thay so với các ngành nghề khác thì logistics chịu tác động không đáng kể lên trên mặt bằng phát triển toàn diện. Trong thử thách có cơ hội, theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công thương, logistics được đánh giá là một trong những lĩnh vực nhiều tiềm năng và có khả năng bứt phá mạnh nhất năm 2021.

Ngược lại với xu hướng đi xuống ở hầu hết các ngành nghề khác, Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu. Đây được đánh giá là mức tăng nhanh nhất trong thời gian qua và Việt Nam đã mạnh mẽ vượt qua các đối thủ đáng gờm trong khu vực chính là Thái Lan.

Sự tăng hạng vượt bậc này dựa trên nhiều yếu tố thị trường quốc tế cũng như sự nỗ lực trong nâng cao hạ tầng và kĩ năng sản xuất của ngành logistics Việt Nam. Theo nhận định của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về chi phí và thuận tiện trong mạng lưới cung cấp. Với mức độ tăng lực sản xuất và trình độ công nghệ của Việt Nam được cải thiện đáng kể giúp thu hút các đầu tư từ các nhà sản xuất nâng cao chuỗi giá trị.

Cơ hội song hành cùng thử thách

Sự phát triển ổn định của ngành logistics xuyên suốt mùa dịch vừa là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng đi kèm với những thử thách mới cho nền kho vận Việt Nam.

Việc mở rộng các chính sách giao thương khiến các công ty nước ngoài có thể dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam, dẫn đến nhu cầu thuê kho xưởng chất lượng quốc tế tăng cao. Dù có sự xuất hiện của các nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước, nhu cầu thuê kho chất lượng cao dự đoán sẽ cao hơn khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp kho vận tại Việt Nam.

Chất lượng kho hàng là vấn đề đáng quan tâm đối với ngành logistics Việt Nam. Đặc biệt, đối với các nhóm mặt hàng mang giá trị cao và có đặc thù bảo quản đặc biệt như thực phẩm chức năng, các thiết bị công nghệ cao đòi hỏi các kho chứa có điều kiện bảo quan riêng biệt. Với sự nở rộ của các kho chứa tự phát vẫn chưa thực sự đáp ứng nguồn cầu chứa hàng cho thị trường. Với nhóm kho chứa dạng này thường có mô hình vừa và nhỏ với chất lượng kho hàng và quản lý không đồng nhất.

Đội ngũ chuyên môn cũng là câu hỏi lớn dành cho các khách hàng khi có nhu cầu thuê kho. Số lượng không nhỏ các doanh nghiệp logistics tầm trung trở xuống thường thiếu bộ phận quản lý kho và kế toán với trình độ cao. Điều này khiến các chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa và tiềm tàng nguy cơ thất thoát chi phí của khách hàng.

Xu hướng công nghiệp hóa 4.0 ngày các có những tác động mạnh mẽ lên thị trường logistics. Việc ứng dụng các phần mềm tự động hóa giúp công việc vận hành xuất, nhập và kiểm hàng chính xác và tiết kiệm trong quá trình vận hành.

Barett Smart Factory – Đón đầu xu hướng ngành logistics hậu Covid-19

Đón đầu ngành logistics 4.0, Barett Smart Factory nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, đem đến dịch vụ kho vận thông minh chuẩn quốc tế đến với các doanh nghiệp Việt Nam