M&A – Cuộc chơi của những ông lớn bất động sản

M&A – Cuộc chơi của những ông lớn bất động sản

Trước xu hướng toàn cầu hóa nhiều công ty sử dụng mua bán và sáp nhập, chuyển nhượng như một hình thức để tăng cường sự hiện diện trên phạm vi quốc tế và mở rộng thị phần và khẳng định một vị thế vững vàng trên thị trường.

Hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) các dự án bất động sản luôn được giữ “kín như bưng”, nhưng đằng sau nó, người ta vẫn thấy thấp thoáng hình ảnh các đại gia.

Có thể nói, điển hình như vụ chuyển nhượng Dự án 36 Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội). Đây là dự án khá lớn, có diện tích gần 3.600 m2, cao 35 tầng. Một chi tiết đáng chú ý là thị trường không hề biết gì về bên mua lại cho đến khi tòa nhà được trưng tấm biển mới mang tên FLC Group.

Tương tự như vậy, thời gian qua, có thể liệt kê những thương vụ khác như Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD) bỏ ra gần 10.000 tỷ đồng để mua lại Vincom Centre A của Vingroup; VinaCapital bán lại Khách sạn Legend Saigon, Sheraton Nha Trang và Movenpick Saigon; Novaland bỏ ra hơn 3.000 tỷ đồng để thâu tóm 3 dự án bất động sản tại TP. HCM….

Mới đây nhất là thương vụ “đình đám” giữa Công ty Onsen Fuji và Công ty Sơn Hải là thương vụ mua bán sát nhập (M&A) mới nhất trong làng bất động sản được ghi nhận gần đây. Theo nguồn tin từ Hội đồng quản trị Onsen Fuji, phía Công ty đã hoàn thành việc thâu tóm 100% giá trị cổ phần của Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Sơn Hải và là chủ đầu tư triển khai Tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng 5 sao Wyndham Lynn Times Thanh Thủy.