Tài chính – một trong những điều kiện tiên quyết để bắt đầu gây dựng và mở doanh nghiệp. Yếu tố đủ nguồn vốn và quản trị tài chính hiệu quả trong suốt vòng đời của một doanh nghiệp lại là trăn trở khôn nguôi của mỗi CEO, chủ doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề quản trị tài chính trong doanh nghiệp, lợi – hại của một doanh nghiệp nếu không làm chủ quản trị tài chính ra sao, chúng tôi đã mời đến trường quay hôm nay chuyên gia tư vấn Tái cấu trúc doanh nghiệp Vũ Đức Tuấn – giám đốc điều hành đồng thời là giảng viên của Học Viện Quản Trị BOS để trao đổi và chia sẻ về vấn đề này.
PV: Thưa ông, hiện nay, thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chỉ tập trung làm phình phễu doanh thu, lợi nhuận nhưng họ không hiểu và kiểm soát cách quản trị tài chính cho chính doanh nghiệp mình. Vì vậy, CEO đang bị bủa vây trong suy nghĩ “làm hoài không thấy tiền đâu”, vậy ông đánh giá thực trạng này như thế nào?
Ông Vũ Đức Tuấn: Cảm ơn bạn về câu hỏi này, đây chính là một trong những trăn trở của tôi trong suốt 14 năm vận hành và quản trị doanh nghiệp, trong 4 năm qua việc tiếp xúc với hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp, chứng kiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs đang trải qua và đối mặt. Làm kinh doanh ai cũng quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền. Và nhiều khi chính điều đó tạo ra áp lực cho các CEO, chủ doanh nghiệp bủa vây trong suy nghĩ “tiền và tiền”. Và để đạt được điều đó, làm giám đốc, chủ doanh nghiệp cần quản trị tài chính tốt – “Quản trị tài chính có chắc, doanh nghiệp mới bền”.
Nếu không có phương pháp quản trị tài chính tốt, doanh nghiệp không thể nhìn được bức tranh tổng thể của doanh nghiệp, không có văn hóa lập kế hoạch và báo cáo đồng bộ, quản trị rủi ro, sai đâu sửa đó và hoạt động mang tính chắp vá. Đồng thời, bạn không thể yên tâm trao quyền cho nhân sự cấp dưới, không xây dựng được cơ chế lương thưởng win – win, công bằng, cân bằng và đồng bộ. Đặc biệt, cốt lõi và quan trọng nhất là đưa ra các quyết định dựa trên cảm tính, không có số liệu căn cứ. Và nguyên nhân của hầu hết các vấn đề trên đều xuất phát từ cùng gốc rễ: “Chưa thể ý thức được tầm quan trọng của vai trò quản trị tài chính trong việc lập kế hoạch – kiểm soát – ra quyết định để xây dựng doanh nghiệp vững chắc”.
PV: “Vậy có thể nhận định là lợi ích tuyệt vời của việc quản trị tài chính trong quá trình vận hành doanh nghiệp vô cùng quan trọng, ông có thể nói rõ những giá trị thực chiến của quá trình quản trị tài chính dành cho CEO, chủ doanh nghiệp được không ạ?”
Ông Vũ Đức Tuấn: Doanh nghiệp không quản trị tài chính tốt thì chủ doanh nghiệp khó đưa doanh nghiệp tùe giai đoạn đoạn khởi nghiệp, tồn tại sáng giai đoạn phát triển – ổng định và mở rộng. Vậy hãy quản trị tài chính thật tốt vì:
Một là, đối với các chủ doanh nghiệp và CEO, bạn dễ dàng nhìn được bức tranh tổng thể tình hình tài chính của doanh nghiệp; hiểu được cách thức kiểm soát chi phí, công nợ, tồn kho, dòng tiền cũng như cách thức đọc vị số liệu kế toán. Đặc biệt, là CEO hoàn toàn có thể đưa ra quyết định dựa theo cơ sở dữ liệu, chủ động và dễ dàng ngăn ngừa rủi ro; Có cơ sở xây dựng cơ chế lương thưởng win – win, công bằng và đồng bộ. Ngoài ra, quản trị tài chính là một bước đệm giúp chủ doanh nghiệp biết cách tổ chức cuộc họp, tập trung phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp thay vì việc phải đổ lỗi cho nhau.
Hai là, với các nhà quản trị tài chính sẽ biết cách tổ chức công tác kế toán từ chức năng, nhiệm vụ, định biên, xây dựng cấu trúc nhân sự bài bản, phân quyền trở nên rõ ràng, chuẩn hóa nghiệp vụ, hồ sơ kế hoạch, báo cáo đồng bộ với mục tiêu của công ty. Ngoài ra, bạn hiểu được tư duy hệ thống, dẫn dắt các phòng ban cùng phương hướng tới mục tiêu công ty bằng hệ thống quy trình và biểu mẫu chuẩn chỉnh.
Đặc biệt, việc quản trị tài chính tốt còn giúp thay đổi cách nhìn sai lầm về kế toán của sếp, chuẩn chỉnh và ổn định nhân sự. Khi sếp nhận thức được những điều này, vị thế của một nhà quản trị tài chính (đặc biệt với vị trí kế toán trưởng nếu đào tạo tốt) sẽ trở thành cánh tay đắc lực giúp Giám đốc, chủ doanh nghiệp dễ dàng hoạch định, kiểm soát, đo lường, cung cấp nguồn số liệu tham mưu để ra các quyết định tối ưu trong quản trị tài chính.
Hãy để giám đốc, chủ doanh nghiệp và kế toán cùng chung ngôn ngữ, biến con số khô khan thành con số biết nói! Xóa bỏ nỗi sợ quản trị tài chính trong suy nghĩ của các CEO và chủ doanh nghiệp để xây dựng Doanh nghiệp phát triển và đại thắng!
PV: Thông qua những chia sẻ của ông đã giúp các CEO hiểu rõ hơn về vấn đề quản trị tài chính, nhưng tôi xin phép được hỏi ông thêm chủ đề ngoài lề được không ạ? Được biết, ông cùng đội ngũ BOD sáng lập Học Viện Quản Trị BOS đã xây dựng một hệ điều hành doanh nghiệp BOS, vậy ông có thể chia sẻ một vài điều về sự ra đời của hệ điều hành BOS được không?
Ông Vũ Đức Tuấn: Cảm ơn câu hỏi này của bạn! Để có thể ra đời được hệ điều hành BOS, tôi cùng các cộng sự đã trải qua những ngày tháng vô cùng vất vả. Tôi vẫn nhớ trong suốt khoảng thời gian từ 02/2021 tôi cùng anh Nguyễn Xuân Tuấn và chị Hà Thúy Quỳnh (hai thành viên đồng sáng lập ra BOS Group hiện nay) đều hẹn nhau từ 5 rưỡi sáng và họp đến 8 rưỡi sáng để nghiên cứu và thiết kế một hệ điều hành doanh nghiệp. Bởi chúng tôi đã chứng kiến quá nhiều những vất vả và khó khăn mà một người giám đốc, chủ doanh nghiệp phải gánh vác và vận hành công ty. Chính vì vậy, sự ra đời của BOS cũng xuất phát từ những điều đó, mong muốn xây dựng hệ điều hành quản trị doanh nghiệp bài bản, linh hoạt, đóng gói và chuyển giao cho doanh nghiệp góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển. Sứ mệnh thiêng liêng đó mang tên “Hệ điều hành kinh doanh BOS “ (Business Operating System).
Điểm khác biệt của hệ điều hành BOS nằm ở “Đồng bộ – Chuyển giao – Thực chiến”.
Chúng tôi đồng bộ ở giữa các cấu trúc hệ thống cùng cấu trúc chi phí, phòng ban và chức năng. Sự ra đời của Mô hình SPACE làm cho việc vận hành hệ thống quản trị trở thành chuỗi hoạt động đồng bộ.
Chuyển giao khi hệ thống quản trị BOS được đóng gói trên nền tảng là công cụ phần mềm, song song với đó là hệ thống bài giảng chi tiết, tỉ mỉ để đào tạo, chuyển giao cho doanh nghiệp với quy trình 8 bước đầy đủ từ trang bị tư duy, đả thông tư tưởng, cung cấp lý thuyết, quy trình hóa, cung cấp công cụ, làm mẫu, thực hành và thực chiến. Hứa hẹn 08 bước này giúp doanh nghiệp triển khai ứng dụng thành công hệ thống trong doanh nghiệp của mình.
Và sự thực chiến được thể hiện với mục đích ứng dụng cho doanh nghiệp thực chiến nên rất SÁT với đặc thù các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam. Đồng thời trong tương lai hệ thống được thiết kế sẵn các mô hình mẫu (template) cho nhiều ngành nghề như sản xuất, thương mại B2B, B2B2C, xây dựng … giúp cho các doanh nghiệp thành công 100% khi xây dựng hệ thống cùng BOS.
PV: Thật sự đó là những chia sẻ và cố gắng đều tâm huyết, mang sứ mệnh trao đi của ông. Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi gặp mặt với chúng tôi ngày hôm nay! Chúc Doanh nghiệp của ông đại thắng, mở rộng và phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới!