Ông Tập Cận Bình dễ nói khó làm: Năng lượng bẩn ghìm chân tham vọng 100 năm của Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình dễ nói khó làm: Năng lượng bẩn ghìm chân tham vọng 100 năm của Trung Quốc

Năng lượng bẩn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất một tầm nhìn tăng trưởng kinh tế ngày càng giảm phụ thuộc vào lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng thực tế đã chứng minh việc đưa kế hoạch này vào thực tiễn vẫn còn gây tranh cãi.

Tham vọng cứu vãn khí hậu của ông Tập là một trụ cột trong kế hoạch nâng cao vị thế toàn cầu của Trung Quốc sau đại dịch Covid-19. Hồi đầu tháng 3, Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch này.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, thuộc mục tiêu 100 năm lần thứ 2, được thiết lập để đưa Trung Quốc hướng tới thực hiện cam kết mang tính biểu tượng mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra vào năm ngoái. Ông nói, lượng khí thải carbon dioxide của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2030 và nước này sẽ đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060, có nghĩa là lượng khí nhà kính do Trung Quốc thải ra sẽ không vượt quá lượng khí nhà kính mà nước này hấp thụ từ khí quyển thông qua các phương pháp kỹ thuật hoặc trồng rừng.

Nhưng ở Trung Quốc, cuộc tranh luận về việc nên cắt giảm việc sử dụng than đá như thế nào đang diễn ra vô cùng gay gắt. Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng than đá đã thúc đẩy nền công nghiệp của Trung Quốc phát triển nhưng lại khiến nước này trở thành quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới.