Trần Duy Phúc và câu chuyện phóng viên báo bóng

Trần Duy Phúc và câu chuyện phóng viên báo bóng

Anh Trần Duy Phúc năm nay 31 tuổi sinh ra tại Yên Bái. Anh từng đỗ và đi học đại học điện lực nhưng sau đó trong quá trình học Duy Phúc cảm thấy không phù hợp với nghành học nên đã bỏ dở để theo đuổi đam mê làm báo thể thao. Hiện tại Duy Phúc đang làm nghề tự do, đó là cộng tác viên báo bóng đá và phóng viên ảnh tự do. Được theo đuổi đam mê thể thao, được đi nhiều nơi trên TG để viết bài. Được làm công việc ma mình hằng mơ đó là một hạnh phúc không phải ai cũng có được. Duy Phúc làm báo từ thời Internet chưa phát triển, ít trò giải trí, bóng đá càng là “vua”. Vậy nên, số lượng báo, tạp chí, chuyên san thể thao và thời lượng mà các đơn vị thông tin dành cho thể thao nói chung và bóng đá nói riêng rất nhiều.

Anh Phúc kể lại lúc mới vào nghề, anh đã “gặp” Vòng chung kết U16 châu Á tổ chức tại Đà Nẵng. Lúc đó, sân Chi Lăng tạo nên cơn địa chấn về số lượng khán giả theo dõi, phóng viên khắp nơi đổ về đưa tin. Niềm vui nhân lên bội phần khi lứa cầu thủ Văn Quyến, Như Thuật, Ánh Cường, Lâm Tấn… dưới sự dẫn dắt của Huấn luyện viên Nguyễn Văn Thịnh đã thi đấu vô cùng ấn tượng. Tôi choáng ngợp với không khí đó. Đấy cũng là lần đầu tiên tôi được gặp nhiều nhà báo thể thao nổi tiếng, ăn mặc “hầm hố” trên tay là những bộ đồ nghề “khủng” như: máy ảnh Canon EOS 1D với ống kính L, Nikon D1X có giá vài trăm triệu đồng (thời đó vàng chỉ 700 nghìn đồng/chỉ). Báo Thể thao Việt Nam lúc đó in ở Đà Nẵng mỗi ngày 20 nghìn tờ, anh Nam Phong “chủ xị”. Anh em thường trú gạo cội đời sống xông xênh. Chiều chiều, trụ sở báo tại đường Ngô Gia Tự là điểm giao lưu của nhiều đồng nghiệp.

Trưởng đại diện Nam Phong luôn là người dành trả tiền. Dĩ nhiên nhìn cảnh đó, phóng viên trẻ như tôi bắt đầu nghĩ đến tương lai tươi sáng của nghề phóng viên thể thao đã chọn mình. Tại Vòng chung kết U16 châu Á năm đó, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã cho in vài trăm tờ bản tin về giải và phát miễn phí trên sân Chi Lăng. Nhận thấy sự đón nhận của độc giả quá lớn, ngay sau đó, VFF đã cho ra đời Báo Bóng đá, để rồi tờ báo này đã “lật đổ” ngoạn mục các tờ thể thao đàn anh chỉ sau vài năm. Nhiều doanh nhân cảm nhận được địa hạt thịnh vượng này nên đã liên kết để ra đời các tờ như Thể thao ngày nay, Thể thao và Cuộc sống, Thể thao 24h, Tạp chí Thể thao. Thoạt nhìn, nghề phóng viên thể thao tưởng là nhàn, kỳ thực anh em rất vất vả. Mỗi khoảnh khắc, mỗi trận đấu để chuyển tải thông tin nhanh đến độc giả trong thời buổi “mạng mẽo” còn lởm chởm, điều kiện tác nghiệp chưa thuận lợi như bây giờ, không phải là chuyện đơn giản.
https://www.facebook.com/linkbongda24h

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.