Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Lâm Đồng , gia đình anh có diện tích đất khá lớn. Để hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp, anh mạnh dạn bỏ ra một số vốn lớn để xây dựng chuồng trại và nhập con giống về nuôi. Anh Trần Sỹ Long cho biết: “Ưu điểm của giống vịt này là sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, thịt ngon và năng suất cao. Mình có ưu thế là được học qua trường lớp, nên không gặp khó khăn về kỹ thuật, phương pháp trong chăn nuôi và xây dựng chuồng trại. Tuy nhiên, quá trình chăn nuôi khó tránh khỏi dịch bệnh”. Mặc dù có kiến thức đã được học bài bản, nhưng anh Long vẫn tích cực trau dồi kiến thức từ thực tiễn thông qua các hộ chăn nuôi khác. Với hình thức chăn nuôi khép kín và an toàn, hiện nay mỗi lứa anh thả khoảng 5000 -7000 con vịt, thu lãi vài trăm triệu đồng mỗi năm. Thu nhập tùy vào giá vịt. Tháng thì được 50-60 triệu. Có lúc Vịt giá thấp thì có lứa bị lỗ từ 70-90 triệu. Với cách làm “lấy ngắn nuôi dài” được áp dụng hiệu quả vào mô hình chăn nuôi vịt của mình, đến nay, anh Long đã từng bước gầy dựng kinh tế vững vàng cho bản thân và gia đình. Không những vậy, anh còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ dân địa phương. Những năm qua, anh đã hỗ trợ đầu ra cho nhiều hộ chăn nuôi khác. Bởi vì, người dân địa phương thường chăn nuôi tự phát, nên không có đầu ra cho sản phẩm, bị ép giá là điều khó tránh khỏi.
“Theo kinh nghiệm nuôi vịt của anh từ trước đến nay, có những yếu tố để quyết định thành bại trong chu kỳ chăn nuôi là bà con phải chọn nguồn giống phải tốt, thứ hai mô hình an toàn sinh học, quản lý mầm bệnh cho tốt, thứ ba bà con nên tận dụng nguyên liệu tự có ở địa phương, thay thức ăn công nghiệp, chi phí đầu vào nguyên liệu giảm đi. Thứ tư, tìm được thương lái mua ra vào đồng loạt. Đối với chăn nuôi vịt nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung, yếu tố con giống là quan trọng bậc nhất hàng đầu, cấu thành sản phẩm chăn nuôi, bà con nông dân muốn chăn nuôi tốt nên chọn cơ sở cung cấp con giống uy tín, chất lượng, có kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh của ngành thú y sẽ đem lại năng suất cao, tỷ lệ sống và độ đồng đều cao, góp phần tăng năng suất trong quá trình chăn nuôi. Đồng thời, người nuôi chỉ cần phân loại ngày tuổi của vịt trời để nuôi chung với mật độ vừa phải là được. Thức ăn của chúng lại càng đơn giản hơn, chỉ cần thức ăn dành cho vịt hay đơn giản chỉ là lúa, ngô.
Gắn bó với nghề nuôi vịt, Anh Long cho rằng đây là cái nghiệp mà anh trót mang, dù cho nghề này có thăng trầm tới đâu anh vẫn quyết tâm đeo đuổi. Anh chia sẻ: “Hơn nhiều năm gắn bó với nghề nuôi vịt, anh chứng kiến nhiều bước thăng trầm của cái nghề “du mục” này anh không những làm nghề bằng tình yêu, sự đam mê mà anh còn quyết tâm đưa nghề nghiệp này phát triển ổn định hơn. Anh muốn trả nợ con vịt và tôi muốn thay đổi quan điểm và định kiến bấy lâu nay người ta đã gắn cho loài vật này” là “muốn nghèo nuôi vịt”. Trong bối cảnh hiện nay, chăn nuôi theo quy trình sạch là giải pháp tất yếu giúp người nuôi vịt bám trụ lại với nghề. Để tồn tại và thành công không có giải pháp nào khác là mình phải chịu khó học hỏi, làm nghề bằng tất cả tâm huyết và sự đam mê”.
Ngoài giúp cho gia đình trụ vững trong “cơn bão lớn”, mô hình chăn nuôi vịt theo kỹ thuật mới cũng được anh chia sẻ với những đồng nghiệp, bạn hữu xa gần. Ngoài việc giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật, anh còn nhận đỡ đầu cho các hộ chăn nuôi chưa vào được tổ hợp tác. Với những thay đổi mạnh mẽ của mình, anh Sỹ Long và các tổ viên đang góp phần đưa ngành hàng vịt của quê hương phát triển theo con đường mới – con đường hiện đại và hội nhập.