“Tôi là anh nông dân mang công nghệ lên núi làm du lịch…”

“Tôi là anh nông dân mang công nghệ lên núi làm du lịch…”

(Anh Sơn và anh Tuấn trong một lần giao lưu kết nối giao thương tại Bắc Giang)

Đây là câu nói vui của anh Nguyễn Trung Sơn, một doanh nhân trẻ của Hà Nội có nhiều ý tưởng và luôn sống với tư duy lạc quan và tích cực. Anh Sơn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là một thanh niên yêu thể thao, đam mê kinh doanh và công nghệ ứng dụng trong quản trị. Cùng với những kiến thức học được ở trong trường ĐH Kinh tế áp dụng cùng với công nghệ ứng dụng nên anh Sơn đã từng bước đưa các mô hình kinh doanh của mình vào tự động vận hành và thu được nhiều kết quả khả quan.

Trước khi thành lập Công ty CPTM Quốc tế Sơn Anh, anh Sơn làm việc tại một công ty tin học lớn của Việt Nam, tại đây anh được gặp rất nhiều những người anh là các chuyên gia về quản trị và phần mềm quản lý đồng thời cũng được tiếp cận sớm với Internet nên ngay từ những ngày đầu kinh doanh năm 2006 anh đã áp dụng TMĐT cho các hoạt động kinh doanh của mình, và có thể nói trang web Thietbidien360.com lúc bấy giờ là trang web bán hàng online đầu tiên của ngành thiết bị điện lúc bấy giờ.


(Anh Sơn tham gia chương trình chuyên đề về quản trị cùng Cty KPMG)

Ngay từ những ngày đầu thành lập, với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, là bạn đồng hành của mọi công trình nên Sơn Anh đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ, trong đó có những hợp đồng lớn với các đối tác như FPT Retail với Hợp đồng thi công điện mạng cho 4 siêu thị đầu tiên ở Hà Nội – Hải Phòng – Vinh là tiền thân của FPT Shop sau này; Hợp đồng với Viettronics cung cấp hàng cho thủy điện Bắc Hà và ĐăkTik, hay Hợp đồng cung cấp và lắp đặt hệ thống điện và chiếu sáng cho gần 100 cây xăng của Petrolimex … Cho đến năm 2012 sau một lần tìm hiểu thị trường ở Trung Quốc , anh Sơn đã thấy rằng tiềm năng cho ngành chiếu sáng của Việt Nam sắp tới đây sẽ vô cùng lớn, tuy nhiên anh cũng nhận định thấy một trở ngại lớn không kém đó là sự cạnh tranh khốc liệt khi đường biên giới của 2 quốc gia rất gần nhau và giao thương vô cùng sôi động. Lúc này anh đã quyết định phải lựa chọn phân khúc sản phẩm chất lượng, vì đến một lúc nào đó nhu cầu của khách hàng sẽ chuyển dịch từ sản phẩm đơn giản sang sản phẩm đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao và có tích hợp công nghệ đi kèm. Đặt chân tới Quảng Đông, anh được gặp Mr Huang (tên thân mật anh Sơn gọi anh Huang là Leo), thật may mắn khi anh Huang có thể giao tiếp bằng tiếng Anh và chút vốn tiếng Trung mà anh Sơn tích lũy được nên 2 anh đã dễ dàng thấu hiểu nhau và họ đã trở thành đôi bạn thân kể từ đó cho đến nay. Nhờ anh Huang mà anh Sơn dễ dàng di chuyển khắp các tỉnh có nhà máy sản xuất đèn Led ở Trung Quốc và tìm được cho mình những đối tác thân thiết và chất lượng sản xuất các sản phẩm Zunio ngày nay.


(Anh Sơn phát biểu trong sự kiện của Hiệp hội đèn Led)

Hiện tại, anh Sơn đang quản lý Công ty Sơn Anh với hệ thống bán lẻ thiết bị điện và đèn chiếu sáng và điều hành website TMĐT phiên bản nâng cấp là www.diennuoc360.com với lượt truy cập 300-500 lượt mỗi ngày. Bên cạnh đó anh tham gia thành lập Công ty Nghĩa Anh Suối Giàng, là cổ đông sáng lập của Công ty Vinalook và HTX Enna Glamping Suối Giàng. Anh cũng đang sở hữu và đồng sở hữu nhiều sản phẩm có thương hiệu trên thị trường như hãng đèn led ZUNIO LIGHT, nước tinh khiết SENVIET & SNOWAQUA hay thương hiệu trà Shan Tuyết cổ thụ LIEN SHAN CHA.

Trong cuộc sống và công việc anh Sơn luôn đặc biệt quan tâm đến sức mạnh của mối quan hệ cộng tác giữa các đồng nghiệp và đối tác, và nhờ các mối quan hệ đó đã giúp cho anh hiểu được giá trị của những mối quan hệ mà anh đang có. Và cũng chính nhờ các mối quan hệ anh Sơn vun đắp qua thời gian giúp anh Sơn tin tưởng và sẵn sàng góp vốn đầu tư và vận hành hai không gian nghỉ dưỡng theo mô hình Glamping và Homestay tại Suối Giàng – Yên Bái, tên gọi của các không gian nghỉ dưỡng này là Enna Glamping và Chu Lien Home.

(Những người thợ bản địa vùng cao Suối Giàng tham gia xây dựng Enna Glaming)

Nhìn lại chặng đường 2 năm lên núi của anh Sơn được kể lại cho chúng tôi đó là một sự tình cờ trong một lần đi cùng anh Tuấn DTH và Đức Anh là hai người bạn thâm niên của mình lên Suối Giàng để từ thiện, anh Sơn đã phải lòng vùng đất này bởi cảnh sắc thiên nhiên còn rất hoang sơ, khí hậu vô cùng mát mẻ khi quanh năm có sương mù bao phủ cùng con người nơi đây chân chất và rất thân thiện, nằm ngoài sự tưởng tượng của mọi người trước khi đi. Sau vài lần đi lại giữa Hà Nội và Suối Giàng, anh Sơn đã quyết định đầu tư cùng với người dân bản địa dựng một căn nhà sàn gỗ làm chỗ đi lại trong những lần lên chơi hoặc đưa gia đình lên nghỉ ngơi.
Nhưng thật không may cuối năm 2020, dịch covid kéo đến tàn phá hành tinh xinh đẹp của con người, các lệnh phong tỏa xảy ra khắp nơi và gần 2 tháng phỏng tỏa giữa Yên Bái và Hà Nội đã buộc anh Sơn phải ở lại Suối Giàng gần 3 tháng trời. Trong cái rủi lại có cái may, nhờ vậy mà anh Sơn thấu hiểu hơn về vùng đất tiềm năng này, và cùng với sự đồng hành của Đức Anh, và một số người bạn ở Hà Nội anh đã quyết tâm đầu tư thêm cho cùng đất đỉnh cao này, ở Suối Giàng anh và các cộng sự cũng có thêm nhiều người bạn bạn mới trong đó đặc biệt có một bà giáo vùng cao mà mọi người nơi đây thân gọi trìu mến là “Bà Liên” đồng hành. Bà Chu Thị Tú Liên hiện đang là thành viên của ban Bảo tồn văn hóa bản địa và phát triển gìn giữ ngôn ngữ chữ viết dân tộc của nơi đây và đồng thời bà đang điều hành lớp học từ thiện để dạy chữ Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tiếng Mông cho trẻ em Suối Giàng, với mong muốn giúp cho trẻ em bản địa nơi đây đều biết chữ và có cơ hội để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.

(Anh Sơn thay mặt Công ty Sơn Anh tặng quà từ thiện)

Các hoạt động xã hội luôn được anh Sơn và những cộng sự của mình quan tâm hết sức và được lập thành những kế hoạch cụ thể với mong muốn góp sức cho sự phát triển chung của địa phương, giúp cho người dân nơi đây sớm thoát nghèo một cách bền vững, và đưa người dân tiến gần hơn với các công nghệ mới và ngoại ngữ chính là công cụ giúp cho họ hòa đồng với thế giới và đặc biệt rất có giá trị cho vùng đất du lịch Suối Giàng. Một số con đường tối đã được chiếu sáng bằng những chiếc đèn Năng lượng mặt trời của công ty sản xuất. Các hoạt động du lịch cũng được đưa lên trang web thông tin chung www.nhasuoigiang.com và đặc biệt du khách có thể dễ dàng đặt trước các phòng lưu trú hay các món ăn địa phương thông qua trang web này. Nhờ vậy mà một số cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây cũng dễ dàng tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn.

(Công ty Sơn Anh đồng hành cùng Ủy ban MTTQ tặng quà chia sẻ khó khăn thời giãn cách)

Từ những nỗ lực đổi mới, sáng tạo và áp dụng dụng công nghệ anh Sơn cùng Bà Liên, Đức Anh và các cộng sự đã giúp những đứa trẻ Mông vùng cao Suối Giàng trở nên tự tin, gần gũi hơn và đặc biệt là đã có thể nói tiếng Việt, Tiếng Anh rõ ràng hơn, có thể giao tiếp chào hỏi cơ bản với người nước ngoài. Đây là niềm vui lớn nhất của tất cả mọi người và đại phương.

( Một buổi học bổ trợ kỹ năng giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh của lớp học Nhà Suối Giàng)

Do ở vùng cao, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, bữa ăn của các em nhỏ không được đầy đủ dinh dưỡng vì vậy anh cùng những người bạn cũng trao đổi về việc cải thiện những bữa ăn cho trẻ, ý tưởng đã được phát triển thành dự án dinh dưỡng và bổ trợ kiến thức cho trẻ em Nhà Suối Giàng. Đặc biệt giờ đây anh Sơn rất vui vì được sự đồng tình của nhiều người trên mọi miền cùng chung tay. Dự án cũng đã có những dấu hiệu tốt, đó là động lực khiến anh và nhóm cộng tác nỗ lực hơn nữa.”


(Chương trình hợp tác của anh Sơn và nhóm các bạn trẻ sáng tạo)

Anh chia sẻ thêm, còn rất nhiều dự định phía trước với mục tiêu đưa được thật nhiều sản phẩm nông nghiệp bao hàm công nghệ ra thị trường, phục vụ cho nhu cầu của nhiều vùng cao hẻo lánh khác. “Anh cũng giống như những người đang gieo mầm và chăm sóc chồi non. Ðó là những thân cây còn rất nhỏ và khó tính. Nhưng anh tin rằng với cố gắng sự nỗ lực và không ngừng phát triển của tất cả các cộng sự như Bà Liên, Đức Anh và sự phối hợp chặt chẽ của các đối tác, những cây non này sẽ sớm cho ra những trái ngọt. Nghiên cứu và làm chủ công nghệ để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tự chủ và giảm lệ thuộc … là trách nhiệm và niềm vinh hạnh của anh, một nông dân Hà Nội mang công nghệ lên núi làm du lịch”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.