VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY

VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY

Nguyễn Công Quân tốt nghiệp học viện báo chí và tuyên truyền. Ngoài ra anh còn có trên mười năm kinh nghiệm về lập trình phần mềm, quản trị mạng máy tính, thiết lập các kế hoạch truyền thông Marketing tổng thể. Công việc hiện tại của anh là Nhà báo, phóng viên phụ trách mảng truyền thông điện tử của Tạp Chí Làng Nghề Việt Nam. Công việc của anh thường xuyên được tiếp xúc với các nghệ nhân và các doanh nghiệp tiêu biểu của làng nghề. Trước khi đến với công việc hiện tại anh đã từng công tác qua nhiều cơ quan như Báo điện tử Công an nhân dân, chuyên đề An ninh thế giới, tạp chí tình thương & cuộc sống… Hiện tại anh đã và đang giúp đỡ định hướng tư vấn chiến lược truyền thông, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số cho rất nhiều doanh nghiệp làng nghề, doanh nghiệp OCOP.

Có thể thấy Báo chí công nghệ” đang làm thay đổi thói quen của công chúng báo chí sang những nền tảng di động. Việc đọc, nghe, xem báo chí trực tuyến cũng đã dịch chuyển từ thụ động sang chủ động; hình thành xu hướng cung cấp, lan toả, kết nối thông tin dựa trên công nghệ. Việc sử dụng “dữ liệu số hóa” ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quy trình sản xuất và truyền tải sản phẩm báo chí, truyền thông… Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi thay đổi về mặt tư duy từ người lãnh đạo cấp cao ở cơ quan báo chí cho đến phóng viên; không chỉ ở quá trình sản xuất nội dung mà thậm chí là toàn bộ hoạt động của một tòa soạn, kể cả hoạt động quản trị, kinh doanh… đều phải đi theo hướng chuyển đổi số mới gọi là quy trình chuyển đổi số thực sự. Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động báo chí, khai thác tối đa nền tảng Internet để xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp đa phương tiện, truyền dẫn đa nền tảng, trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp cho hội viên. Đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy việc tôn trọng và thực thi bảo vệ bản quyền trong hoạt động báo chí.

 

Vừa qua Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã có bài viết về giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn bền vững.

Chương trình sẽ thực hiện xây dựng kế hoạch khôi phục, bảo tồn đối với nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền; hỗ trợ các nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận và đang hoạt động hiệu quả để phát triển và nhân rộng. Phục hồi, tôn tạo các di tích liên quan đến giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống (nhà thờ tổ nghề, không gian làm nghề, cảnh quan làng nghề…) khôi phục, tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, phát huy các giá trị văn hóa của nghề và làng nghề trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa; tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Đối với các làng đã có nghề, Chương trình khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề, đồng thời thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ cảnh quan, môi trường làng nghề. Đối với các làng chưa có nghề thì thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương thông qua các hình thức du nhập, học tập, phổ biến, nhân rộng từ các mô hình, làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả…

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đưa ra 4 nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện: Phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; phát huy làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.