Trần Hải Phương sinh ngày 2/11 tại mảnh đất Thanh Hóa. Có bố mẹ là diễn viên cải lương nên 3 tuổi cô đã được lên sân khấu biểu diễn,còn được lên báo trường sa ngày đó,Cô bé búp bê giật dây,vì 3 tuổi nhưng cô rất bé nhỏ.thời gian cứ thế ngày cô đi học,tối vẫn làm bài tập dưới gầm sân khấu xem bố mẹ biểu diễn.sau này khi tốt nghiệp cấp 3, cô cũng được gia đình hướng vào con đường nghệ thuật. Hải Phương vì theo ý kiến gia đình nên đã thi và đỗ sân khấu điện ảnh năm 1998 nhưng sau đó không tìm thấy đam mê với ngành học nên cô quyết định không theo học.
Sau một vài năm cô quyết định đi thi lại và vào năm 2001 đỗ đạt Nhạc viện Hà Nội. Bên cạnh việc học tại nhạc viện cô vẫn thường xuyên được tiếp xúc với ánh đèn sân khấu nhờ bố mẹ cô là bầu xô tổ chức các chương trình ca nhạc biểu diễn ở các tỉnh. Cuộc sống yên bình cứ thế diễn ra cho tới năm 2003 cô không may mắn bị tai nạn giao thông nên không thể theo nghề ca sĩ. Sau biến cố Hải Phương tự kinh doanh nhỏ và năm 2006 cô kết hôn và theo nghề tổ chức sự kiện của bố mẹ.
Theo cô Hải Phương hầu đồng còn là 1 việc gì đó xa vời mà cô chưa hiểu gì cả, nhưng cũng như nghiệp duyên của điều không may mắn đến đó là năm 2017 bố cô không may qua đời vì bệnh ung thư phổi,và từ đó cái duyên hầu đồng cũng bắt đầu đến với cô, rất nhiều đêm cô ngủ không ngon, mơ màng nhiều điều tưởng như không có thật rồi những câu nói vui hay nói vu vơ nhưng lại rất chính xác, bắt đầu gia đình chị em những người thân quen đùa vui nhờ cô xem bói, nhưng lại cũng trùng hợp là cô xem lần nào cũng chuẩn. Rồi từ đó cô cũng đi lễ quan tâm để ý hơn về đạo mẫu, và chẳng biết từ đâu mà cô cứ tự lễ, tự khấn, tự thành tâm để rồi trở thành cô đồng như hôm nay. Với cô hầu đồng không có nghĩa là diễn xướng đơn thuần, mà là quá trình chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống vô minh không có nhận thức được đúng sai thành trí tuệ, thành thánh đức để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ, để cuộc sống đời thường được chuyển hóa mang đến hạnh phúc cho mình, cho người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc.
Với đạo Mẫu, tín ngưỡng thờ Mẫu là hiện thân của mẹ thiên nhiên, là mẹ Thiên cai quản trời, Mẫu Địa cai quản đất, Mẫu Cốm cai quản vùng sông nước, Mẫu Thượng ngàn cai quản rừng) mà mẹ thiên nhiên đã che chở, mang lại điều tốt lành cho mọi người. Đức Thánh là cách giúp con người hòa mình vào thiên nhiên để lắng nghe và thấu hiểu, từ đó thay đổi dần nhận thức để bảo vệ thiên nhiên trước nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu.
Thông qua các truyền thuyết huyền thoại và các nghi lễ, lễ hội, ca ngợi các vị Thánh có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, lễ hầu đồng đã thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc. Uống nước nhớ nguồn, cầu mong quốc thái dân an.
Cô chia sẻ thêm “Những người có căn đồng sau khi lên đồng họ có thể lấy lại được cân bằng trong cuộc sống. Những người kinh doanh họ có niềm tin mãnh liệt vào Thánh Mẫu phù hộ cho họ, niềm tin đó là sức mạnh để họ thực hiện mong muốn kinh doanh thành công. Hầu Thánh chính là phương thức để giúp con người giải tỏa mọi bức xúc của đời thường để hướng tới Chân – Thiện – Mỹ, làm nên một cuộc sống hạnh phúc hơn”.