CƠ HỘI KINH DOANH TRONG NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SAU ĐẠI DỊCH COVID

CƠ HỘI KINH DOANH TRONG NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SAU ĐẠI DỊCH COVID

Phòng chống dịch Covid-19 là một trong những trận chiến khốc liệt nhất mà ngành y tế Việt Nam phải dốc toàn bộ sức lực để chiến đấu. Đại dịch đã gây ra nhiều tổn thất về sức khỏe, tính mạng và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn độc quyền với ông Thùy Nguyên, Founder của Bess & Company, tổ chức tư vấn và hỗ trợ quản trị cho các doanh nghiệp startups & SMEs tại Việt Nam, để nghe chia sẻ về xu hướng thay đổi của ngành y tế Việt Nam sau đại dịch và cơ hội cho các startups, doanh nhân muốn tham gia vào ngành.

                                                                                                                                       (Chuyên gia Quản trị học Thùy Nguyên)

Thưa ông, giai đoạn Covid vừa qua đã tác động đến ngành y tế của Việt Nam như thế nào?

Trước hết, ngành y tế hay chăm sóc sức khỏe là một ngành khá rộng và tối quan trọng ở các quốc gia và nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát chặt chẽ và người tham gia vào ngành này cần rất nhiều điều kiện về mặt pháp lý để có thể kinh doanh được. Cụ thể tại Việt Nam, nhà nước vẫn đang quản lý tổng quan cả ngành y tế. Vấn đề ngân sách quốc gia chi cho ngành, cũng như thị trường chi cho vấn đề sức khỏe là rất cấp thiết, chỉ đứng sau việc ăn uống. Vì vậy, ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang là cơ hội kinh doanh rộng mở cho tất cả doanh nhân.

Khi đại dịch xuất hiện, tình trạng sức khỏe cộng đồng của người dân ở các quốc gia cũng sẽ được phơi bày thông qua tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, không chỉ riêng Việt Nam mà toàn thế giới, đã vận hành hết công suất của hệ thống y tế và có thể thấy rõ được dịch vụ y tế của nước nào tốt, nước nào chưa tốt. Nếu không có đại dịch thì ngành dịch vụ y tế này cũng đã quá tải so với những ngành dịch vụ công khác ở Việt Nam nói nói riêng và trên thế giới nói chung. Bởi vì nhu cầu về việc khám, chữa bệnh của của của người dân, việc quan tâm đến sức khỏe càng ngày sẽ càng cao nhưng nguồn cung lại rất hiếm. Đặc biệt sau đại dịch, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tăng lên gấp bội bởi những vấn đề về việc hậu Covid, những căn bệnh mới mà cả thế giới vẫn chưa nghiên cứu được như bệnh về tâm lý, các loại virus mới là những thứ có thể tác động đến toàn bộ ngành y tế. Đại dịch Covid-19 đã khiến cho những người đang kinh doanh cũng như công tác trong ngành y tế suy nghĩ lại và biết rằng: chúng ta đang phải đuổi theo những nguy cơ mới trong trong tương lai.

Cơ hội kinh doanh cho các doanh nhân trong ngành dịch vụ y tế như thế nào?

Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, các bạn muốn tham gia vào ngành dịch vụ y tế cần đảm bảo yếu tố pháp lý rất chặt chẽ. Và việc kinh doanh trong ngành này vẫn đang trong xu hướng chuyển giao giữa nhà nước sang tư nhân nên cơ hội của các doanh nhân rất nhiều. Tuy nhiên, đó cũng chính là thách thức cho các bạn bởi vì ngành y tế đã tồn tại từ rất lâu nên có những phân khúc các doanh nhân trẻ và mới không thể gia nhập được nữa như phân khúc bán lẻ, nhà thuốc. Bên cạnh đó, những phân khúc về thuốc chữa bệnh mãn tính, các dịch vụ y tế về tai, mũi, họng, nha khoa, lĩnh vực nha khoa, tiêu hóa, hệ thần kinh đã có rất nhiều “ông lớn” định vị rất rõ trong ngành và cơ hội cho các doanh nhân trẻ khá hẹp.

Tuy nhiên ở các quốc gia phát triển hiện nay, việc chữa bệnh của người dân không có quá nhiều mà chủ yếu là phòng bệnh. Bởi vì họ đang làm tốt công tác phòng bệnh nên việc chữa bệnh sẽ có thể giảm đi rất nhiều. Ở Việt Nam cũng đang có xu hướng bắt đầu nghĩ đến việc phòng nhiều hơn. Đặc biệt sau 2 năm đại dịch Covid, khái niệm được nhắc đi nhắc lại rất nhiều là “vaccine”. Và khi đó chúng ta mới thực sự là hiểu vaccine là gì, nó có vai trò quan trọng như thế nào. Do đó, lời khuyên cho các bạn khi gia nhập ngành y tế là nên gia nhập xu hướng phòng bệnh thay vì chữa bệnh. Nếu tham gia vào chữa bệnh thì các bạn cần phải đầu tư rất nhiều vào máy móc và bác sĩ, thậm chí hiện nay đó là phân khúc mà có rất ít cơ hội.

Lĩnh vực phòng bệnh có thể chia thành 3 mô hình: (1) mô hình dịch vụ tiêm vaccine, (2) mô hình truyền thông về phòng bệnh, và (3) mô hình về tập luyện. Đối với mô hình dịch vụ tiêm vắc-xin, Việt Nam chưa phổ biến về mô hình này, thậm chí nguồn vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em ở Việt Nam vẫn đang còn hạn chế về nguồn cung. Đặc biệt ở các khu vực nông thôn, nơi dễ bị nhiễm bệnh nhất nhưng công tác phòng bệnh lại rất là kém. Đối với mô hình về truyền thông, ngành truyền thông về phòng bệnh, đây là một mảng mà rất hay nhưng chưa có ai làm được, ví dụ như những app về sức khỏe. Đối với mô hình về tập luyện và ăn uống, đây là mảng phòng bệnh mà rất phù hợp với xu hướng yoga, xu hướng thiền, xu hướng tập gym, xu hướng ăn theo chế độ, detox giải độc cơ thể. Có thể nói, pháp lý của lĩnh vực này khá nhẹ và thị trường cũng đang dần chuyển sang xu hướng đó.

Đặc biệt, vị trí địa lý vừa là thách thức và cũng là cơ hội khi các bạn tham gia mô hình này. Thực tế, chúng ta có thể thấy một người ở tỉnh lên Hà Nội khám bệnh rất khó khăn. Vì vậy nếu bạn xây dựng dịch vụ đến tận nơi để người dân có thể dễ dàng tiếp cận được thì đấy chính là cơ hội và các bạn nên tập trung vào những thị trường mà chưa được phục vụ như nông thôn.

Theo ông, mô hình nào phù hợp với các bạn trẻ muốn kinh doanh trong ngành này?

Ngành y tế được chia thành 2 lĩnh vực: (1) giải quyết các vấn đề y tế, (2) giải quyết vấn đề kinh doanh. Đối với mảng y tế, người tham gia bắt buộc phải được đào tạo chuyên môn. Đây cũng là rào cản rất lớn để gia nhập vào ngành. Khi mà tìm kiếm các đối tác kinh doanh, việc tìm các chuyên gia trong ngành y tế là điều bắt buộc. Đối với mảng kinh doanh, thị trường tại các thành phố lớn gần như đã được lấp đầy nên những người mới rất khó để tham gia vào. Vì vậy, cơ hội cho các bạn mới là học hỏi mô hình ở những thành phố lớn hoặc các nước đang phát triển và đưa về đưa về Việt Nam, các vùng nông thôn dưới dạng mini hoặc dạng thăm khám căn bản. Khi đó, yếu tố chuyên môn sẽ không chiếm nhiều nhưng có thể đem lại lời khuyên và có bước phòng bệnh ban đầu. Đặc biệt, khi đưa về nông thôn mà xây lớn sẽ đi ngược lại thói quen và mức chi tiêu của người dân các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, số lượng không quá nhiều, các vấn đề không quá nghiêm trọng nên nếu mở lớn sẽ khiến các bạn chịu chi phí cao. Vì vậy, mô hình bác sĩ gia đình hoặc điểm thăm khám nhỏ sẽ chỉ cần chịu chi phí thấp và có thể giải quyết một số các vấn đề căn bản trong ngành này. Ví dụ, đưa ra lời khuyên về chế độ tập luyện, ăn uống, tiêm vaccine hoặc vitamin căn bản cho trẻ em chính là cơ hội đang còn rất lớn ở thị trường Việt Nam.

Vâng xin cảm ơn ông về những chia sẻ rất chi tiết và hữu ích vừa rồi ạ, hi vọng sẽ có nhiều dịp được nghe ông chia sẻ thêm về những chủ đề khác.

Link video phỏng vấn chi tiết các bạn có thể xem tại: https://www.youtube.com/watch?v=xo_f2Kml4T8

Về tác giả:

Ông Thuỳ Nguyên là nhà sáng lập Bess & Company hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startups tại Việt Nam. Ông là chuyên gia quản trị học, có hơn 12 năm nghiên cứu về các chuyên môn như quản trị học, quản lý, lãnh đạo, marketing, R&D sản phẩm, sản xuất vận hành, kênh phân phối và bán hàng, truyền thông, nhân sự, tài chính. Ông đã trực tiếp tư vấn cho hơn 300 doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam, và đào tạo cho hơn 12.000 người là nhân sự trong các doanh nghiệp. Ông là khách mời thường xuyên của các chương trình khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp ở các tỉnh thành trên toàn quốc.

Fanpage chính thức của Mr. Thuỳ Nguyên: https://www.facebook.com/Ires.ThuyNguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.