Lào vỡ đập thủy điện, khách hàng lớn vẫn ung dung: Nghịch lý mua điện tưởng rẻ hóa đắt

Lào vỡ đập thủy điện, khách hàng lớn vẫn ung dung: Nghịch lý mua điện tưởng rẻ hóa đắt

LÀO VỠ ĐẬP THỦY ĐIỆN, THÁI LAN VẪN KHÔNG THIẾU ĐIỆN

Trong buổi đêm mùa hè năm 2018, những dòng nước như thác lũ cuốn đi hơn 7.000 ngôi nhà. Sự việc này là hệ quả do của đập Xe Pian-Xe Namnoy ở phía Đông Nam Lào, vốn được kì vọng sẽ sản xuất điện cung cấp cho Thái Lan, bị vỡ. Đây có lẽ là tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử Lào khi gây lũ lụt nghiêm trọng và thiệt hại nặng nề.

Dù mục đích của con đập là nhằm cung cấp năng lượng cho Thái Lan, câu chuyện này đã không gây sự chú ý từ dư luận. Đã không có bất cứ sự gián đoạn về nguồn cung năng lượng. Đó là do Thái Lan thực chất có đủ năng lượng hơn nhu cầu tiêu thụ.

“Con đập này không hoàn toàn cần thiết. Chúng ta không thể lý giải rằng chúng ta cần thêm năng lượng, điều đó không đúng”, bà nói. “Điều mà chúng ta cần, đặc biệt là sau Covid-19, đó là tính bền vững cho người dân với cuộc sống dựa vào con sông và nguồn tài nguyên gắn với nó”, Premrudee Daoruang, nhân viên điều phối Cơ quan Giám sát Đầu tư Các con đập tại Lào, một mạng lưới tập trung vào việc phát triển thủy điện nói.

Thái Lan hiện là khách hàng tiêu thụ điện năng lớn từ Lào. Trong nhiều năm qua, thủy điện là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Lào và là nguồn cung cho Thái Lan. Chi phí sản xuất thấp khiến thuỷ điện là phương án cạnh tranh cho giải pháp an ninh năng lượng của Thái Lan, bất chấp các tác động tiêu cực mà nó mang lại cho môi trường dọc khu vực hạ lưu sông Mekong.

Tuy nhiên, với việc nguồn cung năng lượng cho Thái Lan đang gia tăng, yếu tố hiệu quả chi phí từ thuỷ điện của Lào đã không còn như xưa.

Đập Xe Pian-Xe đang cung cấp năng lượng cho Công ty phát điện quốc doanh Thái Lan EGAT. Con đập này chỉ là một trong 7 thuỷ điện của Lào mà EGAT đang có hợp đồng mua điện.

Năm 2019, EGAT mua gần 4.000 MW thuỷ điện của Lào, tương đương với 10% tổng công suất lắp đặt của Thái Lan. Con số này cho thấy sự quan trọng của nguồn cung năng lượng từ Lào đối với quốc gia láng giềng.

Năng lượng là một ngành kinh doanh quan trọng tại Thái Lan. Khi nước này chịu sức ép từ cả trong và ngoài nước để chuyển hướng khỏi các nguồn năng lượng gây tác động tới môi trường, Thái Lan đã chuyển hướng sang Lào.

“So với các quốc gia láng giềng khác, các lợi thế về sự gần gũi trong văn hoá và ngôn ngữ giúp các công ty Thái làm ăn dễ dàng ở Lào”, Courtney Weatherby, phó giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Mỹ, nói.

Thái Lan hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho hoạt động phát triển thuỷ điện ở Lào, khi đóng góp cho 4 trên tổng số 10 dự án thuỷ điện, cao gấp 4 lần con số của Trung Quốc. Thai Utilities cũng là khách hàng quốc tế lớn nhất của ngành năng lượng thuỷ điện của Lào.

Rõ ràng năng lượng sản xuất từ các con đập tại Lào rẻ hơn bất cứ nguồn cung trong nước của Thái Lan, cụ thể là chi phí thấp hơn 30% khí đốt tự nhiên và gần 80% so với năng lượng mặt trời.

TƯỞNG RẺ HÓA ĐẮT

Chi phí thấp từ năng lượng nhập khẩu của Lào đang thúc đẩy thị trường cho mặt hàng này. Trong các năm 2019 và 2020, chi phí năng lượng thuỷ điện của Lào thấp hơn mức giá sản xuất trung bình tại Thái Lan và tương đương gần 10% tổng lượng điện sản xuất. Chi phí nhập khẩu thuỷ điện cũng bằng một nửa chi phí sản xuất tại Thái Lan.

Nhưng vấn đề là Thái Lan hiện có quá nhiều năng lượng và vượt quá nhu cầu hiện tại. Hầu hết các nước duy trì mức thặng dư năng lượng vào khoảng 15% để phòng ngừa rủi ro. Trong một thập kỉ qua, nguồn năng lượng dự trữ của Thái Lan đã tăng lên 38%, tương đương 17,564MW dư thừa vào 2020. Số năng lượng này nhỉnh hơn tổng lượng điện năng được sản xuất tại Lào.

Số năng lượng này không thực sự lãng phí, nhưng thực chất trong thỏa thuận được kí giữa hai bên đã buộc Thái Lan phải trả cho số năng lượng mà họ không sử dụng. Theo thoả thuận này, việc thanh toán bao gồm 2 phần, chi phí cho nguồn điện có sẵn và chi phí cho số điện thực chất được mua. Bất chấp số lượng điện đã mua, bên mua vẫn cần trả chi phí cho nguồn điện có sẵn vốn được quy định trong hợp đồng.

Việc đạt được thoả thuận mua điện lâu dài với EGAT là một thương vụ “hời”, Chuenchom Gracean, một nhà nghiên cứu điện năng độc lập cho biết.

Và, rõ ràng, việc mua quá nhiều điện năng khiến mọi chi phí đổ lên khách hàng.

Thái Lan đang lên kế hoạch sẽ hỗ trợ chi phí cho thêm 133 dự án thuỷ điện tại Lào, theo thông tin từ Trung tâm Stimson, bên cạnh 13 con đập đã được xây dựng và 15 dự án khác đang trong quá trình triển khai.

Chuenchom nói rằng “quá trình quy hoạch không hiệu quả” khiến việc xây dựng các dự án thuỷ điện không còn dựa trên nhu cầu thực tế.

Một nghiên cứu từ tổ chức Mekong Butterfly cho thấy các chi phí về môi trường đã không được đánh giá đủ trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, do chúng có liên quan tới các cộng đồng không nằm trong phạm vi địa lý của dự án. Ví dự như Đập Xayaburi ở Lào, không chỉ ảnh hưởng tới cộng đồng địa phương và hệ sinh thái lân cận, mà còn tác động tiêu cực tới cuộc sống của người dân Campuchia và Việt Nam ở hạ lưu.

Khó có thể xác định rõ chi phí năng lượng thuỷ điện từ Lào và Thái Lan, bởi các con số này không được công bố rộng rãi.

“Chúng ta có thể mua được điện rẻ hơn dựa trên số kilowat trên giờ, nhưng tổng thể, các chi phí khác phải trả không hề nhỏ”, Chuenchom nói.