Giới chủ bóng đá chia rẽ vì Super League, những người thắng cuộc sẽ thu về hàng tỷ USD tiền tài trợ

Giới chủ bóng đá chia rẽ vì Super League, những người thắng cuộc sẽ thu về hàng tỷ USD tiền tài trợ

Các thành viên của giới siêu giàu đứng sau nhượng quyền thương mại ủng hộ tên gọi Super League sẽ được hưởng lợi nếu kế hoạch trở thành hiện thực.

Các đội bóng như Arsenal và Manchester United có tư cách thành viên vĩnh viễn trong hệ thống mới, loại bỏ sự không chắc chắn của việc tham dự cúp châu Âu – Champions League với các điều kiện nhất định, dẫn đến nguy cơ mất doanh thu bản quyền truyền hình và tài trợ.

Các câu lạc bộ sẽ chia nhau khoản thanh toán trả trước 3,5 tỷ euro (4,2 tỷ USD), được tài trợ bở JPMorgan Chase.

Tuy nhiên, các chủ sở hữu giàu có đứng sau các câu lạc bộ không phải một phần của Super League sẽ bỏ lỡ những điều trên, thu về hàng tỷ đô la cho nhóm câu lạc bộ môn thể thao vua sau một năm mà đại dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh.

Dưới đây là một số người chiến thắng và kẻ thua cuộc tiềm năng trong số những người siêu giàu nếu giải đấu mới thực sự trở thành hiện thực.

Người chiến thắng

Gia đình Glazer: Những hậu duệ của ông trùm bất động sản Mỹ Malcolm Glazer đã sở hữu câu lạc bộ Manchester United sau khi dùng đòn bẩy mua lại vào năm 2005. Họ niêm yết câu lạc bộ bóng đá Anh trên thị trường chứng khoán New York bảy năm sau đó, một phần để trả nợ, khiến nhà Glazer trở thành một trong những chủ sở hữu đầu tiên cảm nhận được lợi ích của giải đấu Super League. Cổ phiếu của Manchester United tăng tới 11% hôm thứ Hai, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái.

“Super League sẽ mở ra một chương mới cho bóng đá châu Âu, đảm bảo cơ sở vật chất và cạnh tranh tầm đẳng cấp thế giới, đồng thời nó cũng tăng cường hỗ trợ tài chính cho “kim tự tháp” bóng đá”, đồng chủ tịch Manchester United, Joel Glazer cho biết trong một tuyên bố. Gia đình Glazer cũng sở hữu Tampa Bay Buccaneers của NFL, đội đã giành Super Bowl đầu năm nay.

Stanley Kroenke: Sở hữu toàn bộ câu lạc bộ Arsenal sau khi chuyển sang tư nhân cách đây 3 năm trong một thỏa thuận định giá câu lạc bộ Ngoại hạng Anh ở mức 2,3 tỷ đô la. Ông cũng kiểm soát các đội thể thao của Mỹ, bao gồm Los Angeles Rams của NFL thông qua Kroenke Sports & Entertaiment có trụ sở tại Denver. Tài sản của ông này khoảng 9,8 tỷ USD, theo Bloomberg.

John Henry: Chủ sở hữu chính của Fenway Sports Group, công ty đã rót tiền vào câu lạc bộ Liverpool – một trong những đội bóng ủng hộ Super League – kể từ năm 2010. Ông là một trong những người tiên phong trong kinh doanh hàng hóa tương lai, cũng sở hữu Boston Red Sox và NASCAR’s Roush Fenway Racing.

Gia đình Agnelli: Hiện được điều hành bởi John Elkann, đế chế Ý đứng sau các thương hiệu xe hơi như Fiat, sở hữu câu lạc bộ Juventus, một trong ba đội bóng ý tại giải đấu mới.

Cổ phiếu của câu lạc bộ có trụ sở tại Turin – nơi có siêu sao Cristiano Ronaldo – tăng 18%, cao nhất kể từ tháng 10/2013.

Andrea Agnelli, chủ tịch của Juventus, cho biết giải đấu mới sẽ giúp ích cho bóng đá về lâu dài, giúp người hâm mộ và những người chơi nghiệp dư nuôi dưỡng niềm đam mê với trò chơi.