Sự nở rộ của thế hệ thượng tầng thịnh vượng
Theo báo cáo của Wealth-X, ước tính Việt Nam đứng thứ 4 toàn cầu về tốc độ tăng trưởng số lượng người giàu ở nhóm cá nhân có khối tài sản 1-30 triệu USD trong giai đoạn 2018-2023. Điều này dẫn tới sự xuất hiện của một thế hệ thượng tầng thịnh vượng – những người di chuyển bằng Rolls-Royce; tay đeo đồng hồ Big Three của Thụy Sỹ (nhóm 03 thương hiệu danh tiếng gồm Patek Philippe, Vacheron Constantin, và Audemars Piguet).
Họ cũng là những người biết trân trọng và thưởng thức những chai vang First Growth của Bordeaux với giá không dưới $2.000/chai hay những chai DRC mà muốn sở hữu phải mua qua các nhà đấu giá. Từ đó, không ngạc nhiên khi Việt Nam (và đặc biệt là TP. HCM – nơi đang được ví là một “Thượng Hải mới” của châu Á) trở thành điểm nóng cho thị trường hàng cao cấp và siêu cao cấp, với sự đổ bộ của một danh sách dài các thương hiệu danh tiếng nhất thế giới.
Không phải tự nhiên khi ba năm trở lại đây, khối quản lý vận hành khách sạn ngoại đổ bộ và xem Việt Nam là thị trường chủ lực để phát triển tại châu Á, liên tục bắt tay hợp tác cùng chủ đầu tư Việt. Những thương hiệu du thuyền đắt đỏ như Benetti, Beneteau và Azimut hay hang xe siêu sang đều đã có văn phòng và đại diện tại Việt Nam để tìm cách tiếp cận nhóm thiểu số giàu có này.
“Gout” sở hữu second home của thế hệ thượng tầng thịnh vượng
Những vật ngoài thân như xe, trang sức, du thuyền được giới nhà giàu đầu tư 1 thì tài sản truyền đời mang giá trị bền vững như BĐS second home càng được các nhân vật này quan tâm gấp 10. Khác với “cá mập” săn BĐS nghỉ dưỡng để tìm kiếm bài toán đầu tư kép, giới thượng lưu săn tìm second home thuần nghỉ dưỡng không quan tâm quá nhiều đến giá trị vật chất mà đặt nặng giá trị thiên về cảm xúc, vị trí và đẳng cấp. Đặc biệt, sau giai đoạn dịch bệnh, bộ tiêu chí này có sự thay đổi khi yếu tố wellness được bổ sung thêm và đóng vai trò dẫn dắt trong quyết định mua nhà.