Theo thống kê, khoảng 32% các công ty khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam thất bại trong vòng 2 năm đầu. Hơn một nửa (51,1%) không chống lại được thất bại kinh doanh trong vòng 5 năm đầu. Đặc biệt trong năm 2022, sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng trước thách thức rất lớn trước nhiều biến động của thị trường. Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia Thùy Nguyên, Founder của Bess & Company, tổ chức tư vấn và hỗ trợ quản trị cho các doanh nghiệp startups & SMEs tại Việt Nam. Trong buổi phỏng vấn, chuyên gia đã chỉ ra những ”huyệt tử” khiến các doanh nghiệp SMEs nhanh chóng thất bại ngay từ những năm đầu và định hướng giải pháp cho các chủ doanh nghiệp Việt.
Nguyên nhân nào khiến rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đóng cửa chỉ sau 1-2 năm?
Trước hết, theo khái niệm của nhà nước, doanh nghiệp SMEs là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô doanh thu cũng như quy mô nhân sự nhỏ. Xét trên góc độ mô hình kinh doanh, doanh nghiệp SMEs là một mô hình kinh doanh chứ nó không chỉ là một doanh nghiệp nhỏ hay to. Có một số người hiểu nhầm khái niệm này nên sẽ hình dung SMEs có nghĩa là doanh nghiệp nhỏ.
Thực tế, hiểu góc độ mô hình kinh doanh, SMEs là một mô hình nhỏ, chúng ta có thể nhân bản nó dễ hơn, linh hoạt hơn. Và cũng vì hiểu chưa chính xác về doanh nghiệp SMEs là vấn đề đầu tiên khiến tầm nhìn của những người làm chủ khá hạn chế. Họ có thể sẽ nghĩ rằng công ty nhỏ nên mình chỉ có thể mở ra như thế này thôi và rất khó để cạnh tranh được. Vấn đề thứ hai, khi muốn phát triển công ty lớn hơn với xuất phát điểm rất nhỏ, các chủ doanh nghiệp cũng không biết cách thức nào để làm được. Về cơ bản, điểm yếu lớn nhất của các startups và SMEs là tầm nhìn và cách thức để đạt được tầm nhìn đó. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp startups hoặc SMEs ở Việt Nam thường đi lên từ một người làm chuyên môn như bán hàng, marketing rất là giỏi và tự mở doanh nghiệp. Vì các chủ doanh nghiệp SMEs thường đi lên từ một mắt xích chuyên môn nên họ sẽ có xu hướng thiên vị cho mắt xích đó và gần như các mắt xích khác bị bỏ quên và làm cho tính cân cân bằng trong doanh nghiệp bị mấy đi. Đó chính là một trong những vấn đề mà rất lớn mà các CEO, hoặc các founder của SMEs, startups gặp phải. Điều này dẫn đến việc không lường trước được các ngân sách, những khoản cần phải chi cho những mắt xích khác. Sau một thời gian hoạt động, họ mới nhận thấy có rất nhiều những khoản chi cho mắt xích khác mà không nằm trong dự toán của họ. Tất cả những điều đó khiến cho vốn sẽ bị thâm hụt, dẫn đến tạm dừng hoặc có thể ngừng hẳn kinh doanh. Đó là 3 lý do khiến các doanh nghiệp Việt sau 1-2 năm kinh doanh thì phải dừng lại.
Các doanh nghiệp cần phải có mắt xích chuyên môn nào để có thể kinh doanh hiệu quả?
Về cơ bản, một công ty cần có 7 mắt xích lớn: (1) Thương hiệu, (2) Sản phẩm, (3) Sản xuất, (4) Phân phối & Bán hàng, (5) Truyền thông, (6) Nhân sự, (7) Tài chính. Đối với mắt xích thương hiệu, bảo hộ thương hiệu là yếu tố pháp lý căn bản để doanh nghiệp có thể kinh doanh. Mỗi nhãn hàng cần phải định vị được thương hiệu của mình trên thị trường. Đối với mắt xích sản phẩm hay còn gọi là nghiên cứu phát triển sản phẩm, đây là một năng lực quan trọng cần có. Chúng ta cần phải thiết kế sản phẩm đúng với nhu cầu của khách hàng để có thể kinh doanh hiệu quả. Đối với mắt xích sản xuất, đây là mắt xích chịu trách nhiệm nhân bản sản phẩm và tăng tính quy mô công ty. Đối với mắt xích phân phối và bán hàng, ở Việt Nam, mắt xích này còn gọi là mắt xích kinh doanh và khá phổ biến và dễ hiểu. Đối với mắt xích truyền thông, chúng ta thường được nghe đến như marketing. Đối với mắt xích nhân sự, đây là yếu tố về nguồn nhân sự, đào tạo và cơ chế chính sách để chúng ta có thể ổn định nhân sự và phát triển công ty. Cuối cùng, đối với mắt xích tài chính, hoạch định dự toán tài chính, báo cáo tài chính giúp chúng ta có thể nắm được tình hình của công ty. Tóm lại, người lãnh đạo cần phải nắm rõ kiến thức về 7 mắt xích chuyên môn trên và doanh nghiệp bắt buộc có đủ 7 mắt xích thì mới có thể kinh doanh và phát triển hiệu quả.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt thường khởi đầu với nguồn lực có hạn, vậy làm thế nào để có thể vận hành được đầy đủ 7 mắt xích trên một cách hiệu quả?
Có thể thấy rằng khi kinh doanh, chúng ta cần rất nhiều mắt xích chuyên môn nhưng không phải tất cả mắt xích đều là sở trường, việc giỏi tất cả là rất khó. Vì vậy, chúng ta mới chia ra người làm kinh doanh không phải là người làm chuyên môn mà thường sẽ phải có năng lực khác, tạm gọi đấy là năng lực quản trị tổ chức. Khi thành lập một công ty, chúng ta bắt buộc phải chuyển những năng lực chuyên môn sang năng lực của một người lãnh đạo, người quản lý. Đó là năng lực về mặt quản trị, bao gồm nghiên cứu, hoạch định chiến lược cho công ty, xây cơ cấu tổ chức, quy trình vận hành và lập kế hoạch cho hoạt động của tổ chức, sau đó quản lý thực thi. Có thể thấy các năng lực đó rất ít liên quan đến chuyên môn. Và quan trọng nhất trong các doanh nghiệp SMEs là kỹ năng hợp tác, tìm kiếm các đối tác. Doanh nghiệp Việt có một số mắt xích làm rất tốt nhưng mắt xích còn lại gần như bị bỏ quên và đó chính cơ hội để chúng ta có thể để hợp tác, liên kết với nhau, trở thành một khối lớn mạnh đầy đủ mắt xích. Có thể nói rằng đây là cách để có thể phát triển doanh nghiệp một cách nhanh nhất.
Làm thế nào để những nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp có thể tích lũy và phát triển năng lực quản trị của mình?
Trước hết, chúng ta cần phải xác định rằng quản trị là năng lực mà chúng ta cần tập trung. Nếu chúng ta làm các công việc thuộc mắt xích chuyên môn thì chúng ta đang làm chuyên gia, những người làm chủ doanh nghiệp gọi là nghề quản trị hoặc quản lý. Khi đó, chúng ta cần phải đi học lại từ đầu những kiến thức của người quản trị. Người làm chuyên môn có thể là làm việc với máy móc nhưng người quản lý chủ yếu làm việc với con người. Trong tư duy quản trị, chúng ta cần phải tập trung vào 3 năng lực: (1) Năng lực hoạt định chiến lược cho tổ chức, (2) Năng lực xây dựng bộ máy tổ chức, (3) Năng lực quản lý. Năng lực hoạch định chiến lược chính là năng lực định hướng đường đi cho tổ chức, xác định nguồn lực và những cột mốc cần vượt qua để đạt được tầm nhìn. Thứ 2, năng lực xây dựng bộ máy tổ chức là năng lực mà chúng ta sẽ đặt vị trí công việc vào các mắt xích và nhân sự, quy trình vận hành và xây dựng các quy tắc, nguyên tắc trong một tổ chức để cho tổ chức có thể nó vận hành được, người lãnh đạo it phải can thiệp vào công việc chuyên môn. Cuối cùng, năng lực quản lý là năng lực quản lý được người thực thi.
Các bạn cần phải lập kế hoạch, đặt mục tiêu cho đội ngũ thực thi. Chúng ta sẽ phải kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên để cho đội ngũ thực thi có thể đạt được mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức. Đây là một năng lực rất khó và cần nhiều kiến thức và kỹ năng cùng một lúc. Vì vậy, nếu người chủ doanh nghiệp không tập trung vào năng lực quản trị thì tổ chức sẽ nhanh chóng đi xuống và rất khó để cạnh tranh.
Làm thế nào để các doanh nghiệp SMEs có thể hợp tác hiệu quả?
Đối tác là bên đối ứng với chúng ta và cần đảm bảo nguyên tắc trao đổi. Điều này có thể hiểu rằng chúng ta có thứ đối tác cần và đối tác có thứ chúng ta thiếu, 2 bên có thể trao đổi giá trị cho nhau. Thời điểm mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hợp tác nhất là ngay từ giai đoạn đầu. Bởi vì, chúng ta sẽ không có đủ nguồn lực ngay từ đầu để có thể đảm bảo công ty có đầy đủ cả 7 mắt xích đó.
Đối với cách thức hợp tác, các bạn có thể lựa chọn trong 3 cách sau. Thứ nhất, chúng ta có thể cổ phần hóa công ty cho một đối tác giỏi một mắt xích mà công ty bạn đang thiếu hoặc không phải thế mạnh. Cách thức thứ hai, chúng ta có thể hợp tác theo đối tác chiến lược, có thể hiểu là liên minh giữa 2-3 công ty với nhau để trở thành liên minh kinh doanh. Cách thức thứ ba là mua bán và sáp nhập. Trong giai đoạn công ty cần và yếu quá, chúng ta có thể bán công ty để sáp nhập vào một công ty lớn hơn. Hay trong giai đoạn nguồn lực công ty đã lớn, chúng ta cũng có thể mua lại công ty nhỏ hơn.
Vâng xin cảm ơn ông về những chia sẻ rất chi tiết và hữu ích vừa rồi ạ, hi vọng sẽ có nhiều dịp được nghe ông chia sẻ thêm về những chủ đề khác.
Link video phỏng vấn chi tiết các bạn có thể xem tại: https://www.youtube.com/watch?v=ZSARMUAPj-E
Về tác giả:
Ông Thuỳ Nguyên là nhà sáng lập Bess & Company hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startups tại Việt Nam. Ông là chuyên gia quản trị học, có hơn 12 năm nghiên cứu về các chuyên môn như quản trị học, quản lý, lãnh đạo, marketing, R&D sản phẩm, sản xuất vận hành, kênh phân phối và bán hàng, truyền thông, nhân sự, tài chính. Ông đã trực tiếp tư vấn cho hơn 300 doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam, và đào tạo cho hơn 12.000 người là nhân sự trong các doanh nghiệp. Ông là khách mời thường xuyên của các chương trình khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp ở các tỉnh thành trên toàn quốc.
Fanpage chính thức của Mr. Thuỳ Nguyên:
https://www.facebook.com/Ires.ThuyNguyen