Hiện nay, việc học nhạc cụ Piano, guitar… được rất nhiều người quan tâm, bởi nó mang lại nhiều giá trị và lợi ích như kích thích trí não phát triển, luyện sự tập trung, tự tin khi giao tiếp và giảm stress… Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ về đặc thù môn hoc, đối tượng người học, để từ đó chúng ta có được lộ trình học phù hợp và hiệu quả hơn.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Tùng – Người sáng lập Lớp Nhạc Giáng Sol – Trung tâm âm nhạc tại Quận 12, TP.HCM chia sẻ:
Đối với trẻ em
Đối với trẻ nhỏ khi mới bắt đầu học nhạc các bé cần có thời gian đầu để tiếp xúc và truyền cảm hứng, giai đoạn này sẽ giúp các em hình thành cho mình sự yêu thích và hứng thú. Vì thế khoảng thời gian đầu là vô cùng quan trọng, vừa phải đảm bảo giúp các bé tiếp thu được những kiến thức nền tảng cơ bản và vừa phải giúp các bé tăng thêm niềm yêu thích mỗi ngày.
Việc truyền cảm hứng và dạy nhạc cụ cho trẻ từ 5-8 tuổi đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn và phương pháp tốt phù hợp với trẻ. Để hình thành thói quen và đàn được những bài quen thuộc đòi hỏi các em nhơ phải tập trung bình từ 1 đến 2 năm.
Do Phụ huynh chưa hiểu rõ nên thường quá nóng vội, luôn mong muốn có được kết quả như ý chỉ sau 2 hay 3 tháng và nếu sau 2 đến 3 tháng mà vẫn chưa thấy các bé đạt được kết quả theo ý muốn của mình thì ba mẹ sẽ cho các bé ngưng học. Đó là chính sai lầm thường gặp nhất ở các bậc Phụ huynh.
Để giúp phụ huynh an tâm hơn về tính hiệu quả khi cho con mình đi học đàn. Thầy Ths. Nguyễn Xuân Tùng cùng với các đồng nghiệp tại Lớp nhạc Giáng Sol đã biên soạn ra những giáo trình phù hợp theo từng độ tuổi, áp dụng những phương pháp giảng dạy mới để khơi gợi niềm yêu thích cho các em nhỏ. Bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo chuẩn về kiến thức, kỹ năng khi chơi nhạc cụ. Điều quang trọng nhất là tạo cho các em nhỏ môi trường học tập thoải mái, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, học mà như không học.
Đối với người lớn
Đã số anh chị độ tuổi từ 40 đến 60, khi sự nghiệp và gia đình đã tương đối ổn định. Giai đoạn này anh chị thường tìm lại cảm giác đam mê thời trẻ là chơi đàn guitar để giải trí và đàn hát với bạn bè trong các buổi hội ngộ. Nhưng đa số đều không thực hiện được đam mê đó vì anh chị thường hay có suy nghĩ là:
+ Mình đã lớn rồi nên không thể học đàn được.
+ Lớn tuổi nên ngại đến trung tâm học.
+ Không có thời gian đến lớp.
+ Đã tự học online nhưng không thấy hiệu quả.
Và còn rất nhiều rào cản để ngăn bước anh chị thực hiện đam mê của mình.
Thầy Ths. Nguyễn Xuân Tùng chia sẻ: âm nhạc, đặc biệt là nhạc cụ guitar là một môn học dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể học đàn không phân biệt là lớn hay nhỏ. Người lớn vẫn có thể bắt đầu học guitar chỉ cần bạn có niềm yêu thích và kiên trì rèn luyện chắc chắn sẽ tiến bộ.
Điều lưu ý đối với người lớn khi học guitar là phải xác định mục tiêu tập đàn là gì? Khi đã xác định rõ mục tiêu học guitar của mình thì anh chị hãy tìm đến những người Thầy dạy phù hợp với miêu tiêu ấy để tránh học lan man, mất thời gian mà không hiệu quả.
Anh chị hiểu rõ hơn qua câu chuyện này nhé:
Anh A thích hát bolero, nay muốn học guitar để vừa đàn vừa hát. Công việc của anh A làm theo thời vụ nên anh chỉ rảnh tầm 4-5 tháng sau đó lại đi làm.
Đối với người mới học, thông thường giáo viên sẽ hướng dẫn cơ bản như: luyện ngón, đọc nốt, đàn nốt, tập bấm hợp âm, đàn điệu và cuối cùng là… đệm hát. Phương pháp này không sai nhưng nó cần nhiều thời gian hơn trong việc tập luyện. Nếu thời gian chỉ 4 -5 tháng thì đa số chỉ đàn được vài bài đơn giản.
Thấu hiểu những khó khăn mà người lớn thường gặp phải khi tập guitar. Thầy Ths. Nguyễn Xuân Tùng đã sáng kiến ra phương pháp dạy mới, phù hợp hơn đối với người lớn học guitar mà không có nhiều thời gian tập đàn.
Tiêu chí của Phương pháp mới này là truyền cảm hứng trước, dạy sau. Cái nào cần trước thì học trước, chưa cần thì học sau.
Cụ thể trường hợp của anh A là thời gian tập chỉ 4-5 tháng, anh A thích hát Bolero. Lúc này người giáo viên phải soạn giáo án phù hợp với anh A như: giảm nội dung lý thuyến chưa cần đến, chỉ dạy những nội dung trọng tâm, hay sử dụng. Các bài tập luyện ngón phải hướng đến mục tiêu là đàn Bolero, tránh luyện ngón
lan man, mất nhiều thời gian mà mình chưa sử dụng đến. Các bài thực hành Bolero phải được giáo viên sắp xếp lại từ dễ đến khó theo tiêu chí bấm hợp âm tay trái.
Với cách này anh A sẽ đàn hát được các bài hát anh A thích trong khoản thời gian ngắn, từ đó anh A sẽ có hứng thú khi tập luyện, thích tập đàn hơn và có thêm động lực để tiếp tục học chuyên sâu.
Bên cạnh đó để hỗ trợ cho người mới học Guitar được hiệu quả thầy Tùng còn xây dựng kênh Youtube – Nguyễn Xuân Tùng (hơn 11.000 Sub) để hướng dẫn và chia sẽ những bài học bổ ích về Guitar và một số những nhạc cụ khác.
Trên đây là những chia sẻ của thầy Ths. Nguyễn Xuân Tùng về việc học nhạc sao cho hiệu quả.
Bài viết sẽ không tránh khỏi nhưng sai sót, rất mong nhật được nhiều ý kiến phản hồi mang tính xây dựng của các bạn độc giả. Xin cảm ơn.
Thông tin liên hệ lớp nhạc Giáng Sol:
? Cơ sở 1: 37A Trần Thị Do, Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM ĐT: 0868913207 (Cô Sương)
?Lớp nhạc Giáng Sol Cơ sở 2: 3/4 Nguyễn Thị Sáu, P. Thạnh Lộc, Quận 12. TP. HCM ĐT 0868903207 (Cô Ngọc)
?Hotline: 0919473207 (Thầy Tùng)