“Đoàn Hải Đăng: chân dung nhà sưu tập 9x với Bộ Sưu Tập đồ gỗ thủ công mỹ nghệ đáng nể ”

“Đoàn Hải Đăng: chân dung nhà sưu tập 9x với Bộ Sưu Tập đồ gỗ thủ công mỹ nghệ đáng nể ”

Anh Hải Đăng, người tốt nghiệp Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2015, với chuyên ngành quản trị kinh doanh, đã có một cuộc hành trình đầy cảm hứng: từ nhân viên ngân hàng, người kinh doanh đến cái duyên với gìn giữ nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống.
Đam mê hội hoạ và điêu khắc từ nhỏ, Hải Đăng đã không ngừng khám phá và phát triển khả năng của mình trong lĩnh vực này. Dù theo học ngành quản trị kinh doanh, anh vẫn không quên giao lưu và học hỏi từ bạn bè là những nhà điêu khắc, hoạ sĩ, kiến trúc sư…, nhằm củng cố kiến thức về hội hoạ và điêu khắc. Trước khi bước vào công việc hiện tại, Đăng đã có quá trình làm việc tại ngân hàng lớn trong suốt 6 năm. Tuy nhiên, với niềm đam mê mãnh liệt với kinh doanh và yêu nghệ thuật , Hải Đăng quyết định chuyển sang khởi nghiệp kinh doanh và đầu tư. Anh đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có nghệ thuật.
Thăm không gian sưu tập của Hải Đăng, chúng tôi được anh dẫn đi xem một bộ sưu tập đáng kể với hơn 100 tác phẩm điêu khắc tượng gỗ lớn nhỏ của các nghệ nhân và cố nghệ nhân làng nghề phía Bắc Việt Nam. Những tác phẩm này được chế tác từ những thập niên 70 đến trước năm 2000, hoàn toàn được làm thủ công bằng đôi bàn tay và sự sáng tạo của những nghệ nhân gạo cội làng nghề. Với những tác giả nổi tiếng như: Cố nghệ nhân nhân dân Nguyễn Kim- Bàn tay Vàng Đông Dương; cố nghệ nhân Tư Đình, cố nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu, cố nghệ nhân Đào Văn Bồi : bộ sưu tập đã được giới chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao
Bộ sưu tập Hải Đăng đặc trưng bởi những tác phẩm dòng “mỹ nghệ” thủ công toàn bộ, những tác phẩm thực sự quý và hiếm do trong giai đoạn trước đây, khi nền kinh tế nước ta và đời sống đa số người dân còn khó khăn sau thời kỳ bao cấp, các tác phẩm là tinh túy của làng nghề được chế tác ra đã bị thu mua phần lớn bởi những nhà buôn và sưu tập đến từ Đài Loan và Trung Quốc. Do đó, chỉ còn lại những đồ mẫu, đồ kỷ niệm gia đình thuộc sở hữu của các gia đình cố nghệ nhân mà anh đã mất nhiều năm theo đuổi để chia sẻ, đồng điệu với những chủ sở hữu trước đó, mới mua lại được và gìn giữ.

Những tác phẩm trong bộ sưu tập này đặc trưng cho một giai đoạn và một thế hệ nghệ nhân tâm huyết với nghề thủ công, có vai trò quan trọng trong dòng chảy lịch sử của điêu khắc thủ công truyền thống tại làng nghề Bắc Bộ. Các tác phẩm này là kết quả của tâm huyết, sự khéo léo, tài năng từ đôi bàn tay và khối óc của các bậc tiền nhân đi trước, và là minh chứng cho một giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề thủ công chạm khắc gỗ phía Bắc Việt Nam.
Qua trao đổi, trò chuyện với Hải Đăng, anh chia sẻ: “ tôi mong muốn có thể hoàn thiện bộ sưu tập hơn nữa và tổ chức một buổi triển lãm cá nhân có chất lượng chuyên môn cao trong tương lai, để mọi người, đặc biệt là những người trẻ như tôi được tiếp cận nét văn hóa, tay nghề và kĩ thuật độc đáo của ông cha, những thế hệ đi trước còn lưu truyền lại. Tôi mong rằng việc nỗ lực sưu tập những tác phẩm thủ công mỹ nghệ của tôi phần nào đó truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, để chúng ta biết quý trọng, gìn giữ những điều tốt đẹp mà văn hóa truyền thống nói chung, và nghề điêu khắc thủ công mỹ nghệ truyền thống nói riêng mang lại.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.